Ngành Bảo tàng học là ngành đào tạo những cử nhân làm công tác Bảo tàng như nghiên cứu và nhiều công việc khác. Thí sinh có nguyện vọng học ngành bảo tàng học hãy đọc bài viết sau.
- Ngành Công nghệ thực phẩm và những thông tin thí sinh cần biết
- Ngành Công nghệ chế biến thủy sản là gì?
- Tổng quan về ngành Luật quốc tế
Thông tin từ A-Z về ngành Bảo tàng học
1. Giới thiệu Bảo tàng học
- Ngành Bảo tàng học (tiếng Anh là Museology) là ngành nghề trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo tàng, giúp rèn luyện năng lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các cơ quan bảo tàng, khu di tích và các thiết chế văn hóa có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ngành học này cung cấp những lý luận thực tiễn và kỹ năng nghiệp vụ để có thể tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động tại bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa và các di sản văn hóa của nhân loại.
- Chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học giúp sinh viên sẽ được nắm vững những kiến thức cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cùng hệ thống kiến thức cơ bản về Bảo tàng học và di sản văn hoá. Rèn luyện những kỹ năng thực hành thành thạo một số hoạt động sử dụng trong công việc như: sưu tầm, kiểm kê, tổ chức kho, bảo quản, trưng bày hiện vật và tổ chức chương trình phục vụ khách tham quan, nghiên cứu bảo tàng.
- Ngành Bảo tàng học đào tạo những sinh viên làm công tác bảo tàng có thể chuyên về một lĩnh vực nhất định như: Nghệ thuật, trang trí, lịch sử tự nhiên, lịch sử xã hội, lịch sử nghệ thuật, dân tộc học, khoa học hay công nghệ. Giúp phục vụ tốt hơn cho công việc sau khi ra trường. Ngoài ra, ngành Bảo tàng học còn trang bị về quy trình tiến hành kiểm kê, xếp hạng hiện vật, phát huy giá trị di tích, nắm vững quy trình bảo quản, tu sửa di tích lịch sử – văn hóa của nhân loại.
2. Chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học năm 2021
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Bảo tàng học trong bảng dưới đây.
A | KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG |
I | Kiến thức lý luận chính trị |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin ( HPI ) |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin ( HP II ) |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam |
5 | Đường lối văn hóa văn nghệ của ĐCS Việt Nam |
II | Kiến thức tin học – ngoại ngữ |
6 | Tiếng Anh tuơng đương trình độ A1 |
7 | Tiếng Anh tương đương trình độ A2 |
Tiếng Anh tương đương trình độ B1 | |
8 | Tin học đại cương |
III | Kiến thức xã hội – nhân văn |
9 | Văn hóa học đại cương |
10 | Cơ sở Văn hóa Việt Nam |
11 | Mỹ học đại cương |
12 | Tâm lý học đại cương |
13 | Xã hội học đại cương |
14 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
15 | Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam |
16 | Lịch sử văn minh thế giới |
17 | Đông Nam Á học đại cương |
IV | Kiến thức cơ sở của nhóm ngành |
18 | Lịch sử Việt Nam I |
19 | Xã hội học văn hóa |
20 | Phương pháp nghiên cứu khoa học |
B | KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP |
I | Kiến thức cơ sở ngành |
Kiến thức bắt buộc | |
21 | Lịch sử Việt Nam II |
22 | Khảo cổ học đại cương |
23 | Dân tộc học đại cương |
24 | Lịch sử mỹ thuật Việt Nam |
25 | Hán Nôm I |
26 | Tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam |
27 | Văn bản và lưu trữ học đại cương |
Kiến thức tự chọn | |
28 | Làng xã cổ truyền của người Việt |
29 | Giao lưu tiếp biến văn hóa ở Việt Nam |
30 | Lịch sử địa lý hành chính Việt Nam |
31 | Lịch sử mỹ thuật thế giới |
II | Kiến thức ngành |
Kiến thức bắt buộc | |
32 | Bảo tàng học đại cương |
33 | Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam |
34 | Lịch sử sự nghiệp bảo tồn – bảo tàng Việt Nam |
35 | Di sản văn hóa |
36 | Đại cương bảo tồn di tích |
37 | Cổ vật ở Việt Nam |
38 | Sưu tầm hiện vật bảo tàng |
39 | Kiểm kê và bảo quản hiện vật bảo tàng |
40 | Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa |
41 | Trưng bày hiện vật bảo tàng |
42 | Công tác giáo dục của bảo tàng |
43 | Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích |
44 | Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa |
45 | Hán Nôm II |
46 | Tiểu luận |
Kiến thức tự chọn | |
47 | Xây dựng, phát huy giá trị sưu tập hiện vật bảo tàng |
48 | Quản lý bảo tàng và di tích |
49 | Lễ hội Việt Nam |
50 | Xã hội hóa hoạt động bảo tàng và di tích |
51 | Văn bản chữ Nôm |
52 | Kiến trúc cổ Việt Nam |
53 | Tiền cổ học và tiền cổ Việt Nam |
54 | Địa chí văn hóa Việt Nam |
55 | Văn bản pháp quy Việt Nam về di sản văn hóa |
56 | Tiếng Anh chuyên ngành |
III | Thực tập |
57 | Thực tập lần I |
58 | Thực tập tốt nghiệp |
59 | Khóa luận TN hoặc tích lũy bổ sung |
Theo Đại học Văn hóa Hà Nội
3. Khôi nào có thể học ngành Bảo tàng học
Ngành bảo tàng học có mã ngành 7320305, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội, Tiếng Anh)
4. Điểm chuẩn ngành Bảo tàng học năm 2021
Điểm chuẩn ngành Bảo tàng học của các trường đại học năm 2018 như sau:
- Đại học văn hóa Hà Nội: 17,25(C00); 16,25(D01,D78).
- Đại học văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh: 14 điểm xét theo học bạ và 16 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2018.
5. Các trường đào tạo ngành Bảo tàng học năm 2021
Ngành Bảo tàng học ở nước ta hiện nay chưa có nhiều trường đại học đào tạo, chỉ có trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Đại học văn Hóa thành phố Hồ Chí Minh.
6. Học ngành Bảo tàng học ra trường làm gì?
Ngành Bảo tàng học tạo ra công việc đa dạng về nhiều lĩnh vực cho các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn có thể công tác trong các phòng nghiên cứu, thí nghiệm, kho bảo quản hiện vật, các gian trưng bày trong nhà, các di tích, công trường khai quật khảo cổ học hoặc đi nghiên cứu, phỏng vấn các tầng lớp xã hội, nghề nghiệp khác nhau trên khắp cả nước.
Học ngành Bảo tàng học ra trường làm gì?
Cụ thể, một số công việc trong ngành bảo tàng:
- Nghiên cứu khoa học: chuyên xây dựng hệ thống lý luận, phương pháp hoạt động thực tiễn trong hoạt động trưng bày, định hướng của bảo tàng.
- Công tác sưu tầm hiện vật: Sưu tầm các hiện vật, sau đó nghiên cứu, lựa chọn và xác định được giá trị của hiện vật, tiến hành làm hồ sơ lý lịch để bổ sung vào kho cơ sở của bảo tàng.
- Quản lý bảo tàng: Tại cơ quan bảo tàng, di tích, di sản văn hóa từ Trung ương đến địa phương.
- Công tác kiểm kê: Tiến hành kiểm kê để bảo quản hiện vật, tìm hiểu, phát hiện ra ý nghĩa lịch sử, khoa học và nghệ thuật của chúng Tạo điều kiện để hiện vật được sử dụng một cách rộng rãi, đúng mục đích.
- Bảo quản, phục chế hiện vật: Nhằm giữ gìn sự toàn vẹn của các di sản văn hóa, hiện vật trưng bày ở bảo tàng dựa trên các đặc điểm về vật lý, hóa học, chất liệu, kỹ thuật chế tác, nhằm giữ gìn, bảo quản hiện vật được nguyên dạng.
- Công tác trưng bày: Tổ chức sắp xếp và trưng bày hiện vật theo một hệ thống các chủ đề, hay chương trình cần sử dụng đến, để làm toát lên ý tưởng, thông điệp, ý nghĩa mà bảo tàng muốn truyền đạt tới công chúng.
- Công tác giáo dục: Tổ chức hướng dẫn tham quan, tổ chức các chương trình giáo dục, biểu diễn văn hóa, báo cáo khoa học, nói chuyện chuyên đề, liên quan đến hoạt động của bảo tàng.
- Giảng dạy: Tại các trường cao đẳng, đại học, trung cấp nghề chuyên nghiệp hay dạy bộ môn lịch sử tại trường THPT trên địa bàn cả nước.
7. Học Bảo tàng học ra trường lương bao nhiêu?
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của những công việc liên quan đến ngành Bảo tàng học.
8. Đối tượng phù hợp với ngành Bảo tàng học là ai?
Để học tập và thành công trong ngành Bảo tàng học, bạn cần có những tố chất, kỹ năng sau:
- Có óc tư duy và sáng tạo;
- Có phương pháp tiếp cận các vấn đề khoa học;
- Đam mê lịch sử – văn hóa;
- Có ý thức trong việc bảo tồn di sản văn hóa của nhân loại;
- Có kiến thức sâu rộng về môn lịch sử, mỹ thuật, văn hóa – địa lý;
- Có khả năng xây dựng và tổ chức các chương trình giáo dục;
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt;
- Biết phân tích tổng hợp thông tin;
- Có khiếu về thẩm mỹ, trưng bày;
- Có khả năng chụp ảnh, quay video;
- Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;
- Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu.
Chắc hẳn những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Bảo tàng học, từ đó giúp bạn có những lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.
Nguồn: Tuyển sinh số.
Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.