Mới đầu năm nhiều trường Đại học đã phải đuổi hàng nghìn sinh viên

Hàng loạt sinh viên đang theo học tại các Trường Đại học bị buộc phải “ra trường trước thời hạn” vì không đủ tiêu chuẩn tiếp tục theo học.

Mới đầu năm nhiều trường Đại học đã phải đuổi hàng nghìn sinh viên

Mới đầu năm nhiều trường Đại học đã phải đuổi hàng nghìn sinh viên

 

Việc hàng loạt sinh viên bị đuổi học do “ngồi nhầm chỗ”, ở góc độ gia đình khi có con em bị buộc thôi học là điều thật kinh khủng khiếp. Ở góc độ hiệu quả đào tạo thì đó là sự lãng phí lớn, nhưng ở góc độ nhìn xa trông rộng thì đây là sự chọn lọc có hiệu quả.

Mới đầu năm nhiều trường Đại học đã phải đuổi hàng nghìn sinh viên

Thực tế, có rất nhiều sinh viên mang tâm lý vào được Đại học thì sẽ tốt nghiệp ra trường được nên đã mang quan niệm này đến giảng đường Đại học, sinh viên chỉ học chơi chơi, qua loa suốt thời gian dài, bất chấp lời nhắc nhở, cảnh báo của trường. Và hậu quả là rất nhiều sinh viên phải đối mặt với quyết định “buộc ra trường sớm”. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM vừa công bố danh sách hơn 600 sinh viên bị cảnh báo học vụ và thôi học do chất lượng kém.

Trước đó, vào 6/2016, 946 sinh viên của Trường Đại học Nông lâm TP.HCM nhận quyết định buộc thôi học do vi phạm quy chế học vụ – cảnh báo học vụ lần 3. Đại diện Ban lãnh đạo Trường Đại học Nông lâm TP.HCM cho biết: “ Trường tập trung vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, nếu sinh viên không chịu đầu tư cho việc học thì sẽ bị cảnh báo lần 3, đồng nghĩa với việc thôi học”.

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cung cấp con số khiến nhiều người giật mình. Trung bình mỗi năm học, Nhà trường có hơn 2000 sinh viên bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học. Trước đó, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM đã “mạnh tay” cảnh báo học vụ và buộc thôi học 214 sinh viên với các lý do: không hoàn thành nghĩa vụ học phí, không đạt số tín chỉ tối thiểu cho ngành đào tạo trong một học kỳ, có điểm trung bình kiểm tra trong học kỳ đầu dưới 3.0 hoặc điểm trung bình của 2 học kỳ liên tiếp dưới 4.0.

Học “chơi chơi”, ra trường trước thời hạn

Học “chơi chơi”, ra trường trước thời hạn

Học “chơi chơi”, ra trường trước thời hạn

Theo quy chế đào tạo tín chỉ, nếu sinh viên không đạt được số điểm tích lũy theo yêu cầu thì sẽ bị buộc thôi học. Vấn đề đặt ra là tại sao những sinh viên này thi THPT Quốc gia, đủ điểm đỗ Đại học – lại không kịp theo “luật chơi” ở giảng đường Đại học. Câu trả lời mà các nhà quản lý Giáo dục đưa ra chính là sinh viên quá thờ ơ và chủ quan vào việc học tập của mình, đó là thực trạng sinh viên “ngồi nhầm lớp”. Nhầm do chọn sai ngành học, do không phù hợp với năng lực bản thân và nhầm cả thái độ học tập.

Nguyên do chính nằm ở bản thân của sinh viên, ở khả năng thích nghi với việc tự học và phân bố khối lượng, kế hoạch học tập. Ở bậc Đại học, yêu cầu sinh viên phải nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu. Nhiều sinh viên có thói quen cứ đến gần ngày thi mới học nên đương nhiên kết quả sẽ không cao. “ Đặc biệt hiện nay, đa số các trường tạo tạo theo hình thức tín chỉ, sinh viên được chủ động lựa chọn môn học theo nhu cầu, đề cao tính tự giác, chủ động trong việc lựa chọn và sắp xếp lộ trình học tập của mình. Ngược lại, nếu em nào lơ là hoặc không đủ khả năng theo kịp thì lập tức bị “lòi” ngay ra, không thể giấu được. Nhất là khi các trường đang nâng dần chuẩn đầu ra bằng những con số, tiêu chí cụ thể, vì vậy sinh viên rất khó “giấu dốt”. Chính bản thân sinh viên chứ không ai khác là người có quyền quyết định sự tồn tại của chính mình”, thầy Hoàng Đức Thắng – Trường phòng đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Cũng có một số ý kiến trái chiều về việc buộc thôi học sinh viên ở các trường, nhưng việc việc các trường quyết liệt sàng lọc là cần thiết. Việc này cũng có ý nghĩa với tình trạng hàng trăm ngàn cử nhân tốt nghiệp mà thất nghiệp, chọn sai nghề phải làm lại từ đầu.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *