Mẹo ôn nước rút Địa lý THPT quốc gia để đạt điểm tuyệt đối

Ở thời điểm hiện tại học sinh cần phải tập chung ôn tập lại kiến thức Địa lý một cách hệ thống có kế hoạch ôn tập cụ thể và thường xuyên chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Học sinh làm bài thi trực tuyến chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp

Mẹo ôn nước rút Địa lý THPT quốc gia để đạt điểm tuyệt đối

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 sẽ diễn ra. Để chuẩn bị khối kiến thức cho bài thi môn Địa lý sắp tới các em học sinh 12 cần chú ý những nội dung sau

Đối với phần Địa lí tự nhiên và dân cư (chiếm khoảng 3 câu hỏi, trong đó phần Tự nhiên 2 câu, phần Dân cư 1 câu), Địa lí các ngành kinh tế (chiếm khoảng 6 câu hỏi); Địa lí các vùng kinh tế (chiếm khoảng 10 câu hỏi). Ở phần kiến thức chương trình lớp 11 sẽ bao gồm 6 câu hỏi: Phần A có 1 câu, Phần B có 5 câu.

Theo đề minh họa do Bộ Giáo Dục và Đào tạo công bố, đề thi THPT quốc gia môn Địa lí sẽ có 60% kiến thức ở mức độ nhận biết và thông hiểu và 40% ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Do đó, để đạt được mục tiêu điểm số trên 8, các em nên chú ý ôn tập cả phần kĩ năng.

Cụ thể đối với phần câu hỏi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam (chiếm khoảng 10 câu hỏi, trong đó phần Tự nhiên – dân cư 5 câu, các ngành kinh tế 3 câu, các vùng kinh tế 2 câu); Bảng số liệu thống kê (2 câu hỏi, 1 câu lớp 11 và 1 câu lớp 12); Phần Kĩ năng biểu đồ (chiếm 3 câu, trong đó nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu).

Khi ôn các dạng bài tập kĩ năng, các em học sinh phải trau dồi thường xuyên các kĩ năng Địa lí như phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ, sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

Theo chia sẻ của giảng viên Trường Trung học phổ thông Sài Gòn Thêm vào đó, các em học sinh cũng cần nắm vững các cách giải quyết các bài tập kĩ năng Địa lí như: Nắm được dấu hiện nhận dạng các loại biểu đồ, Cách phân tích một bảng số liệu thống kê, Cách sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.

“Việc sử dụng Atlat Địa lí trong quá trình ôn tập và làm bài thi là rất quan trọng. Để sử dụng được Atlat Địa lý 12 , các em cần nắm vững các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí, các kí hiệu trên Atlat, mối quan hệ giữa các đối tượng trên Atlat”

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp năm 2019. Ảnh minh họa

Phải có kế hoạch ôn tập và nghỉ ngơi hợp lý

Ở thời điểm “nước rút” này, các em học sinh cần phải củng cố các kiến thức trong nội dung của chương trình một cách có hệ thống, có kế hoạch ôn tập cụ thể và thường xuyên. Cố gắng xem lại và bám sát Sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, các em hãy thường xuyên trau dồi kiến thức bằng cách đọc càng kĩ càng tốt các câu hỏi cuối mỗi bài học, khai thác các kiến thức trên Internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Việc tự luyện sẽ góp phần giúp các em học sinh  nhớ kiến thức lâu hơn và rút kinh nghiệm cho những lỗi sai thường gặp. Trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp sắp tới, các em cần phân bổ thời gian hợp lí, nhớ đọc kĩ đề thi, câu dễ làm trước, khó làm sau, tuyệt đối không dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.

Các em cần đặc biệt ghi nhớ phương pháp làm bài loại trừ khi làm bài thi trắc nghiệm Địa lý sắp tới, để tránh các đáp án gây nhiễu, dẫn đến làm sai. Không nên vội vàng, việc giữ bình tĩnh trong quá trình làm bài sẽ giúp chúng ta loại bỏ những phương án hấp tấp mà chọn sai.

Đối với những câu hỏi khó tạm thời các em chưa làm được hoặc chưa nhớ cách giải thì đừng nóng vội, hãy để giải quyết cuối cùng. Sau khi đã giải quyết chắc chắn hết những câu dễ mới quay lại làm những câu khó, lúc ấy các em đã bình tĩnh và có thể dễ dàng tìm ra cách làm hơn.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 đồng thời xét tuyển sắp tới. Hi vọng những lời khuyên trên đây sẽ giúp ích ít nhiều cho các em học sinh lớp 12 năm nay chuẩn bị kiến thức đối với môn Địa lý nói riêng và các môn khác nói chung và đạt được thành quả cao.

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *