Lần đấu tiên trong Kỳ thi THPT quốc gia thi Lịch sử trắc nghiệm, với hình thức này có dễ dàng cho thí sinh đưa ra đáp án. Tuy nhiên cũng dễ đưa thi sinh vào các đáp án bẫy nếu không có kiến thức tổng hợp tốt.
- Tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội.
- 40 câu trắc nghiệm Lịch sử không thể bỏ qua cho kỳ thi THPT…
- Đề thi thử nghiệm môn lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia có gì…
- Thi trắc nghiệm Giáo dục công dân – chưa từng có trong lịch sử
Mẹo đưa ra đáp án đúng cho môn Lịch sử Kỳ thi THPT quốc gia
Vận dụng lý thuyết để đưa ra đáp án đúng cho môn Lịch sử thi THPT quốc gia
Ngược lại với các môn khác nói chung thì Lịch sử là những môn Tổng hợp và dữ kiện cần được nhớ nhiều nhất. Cách làm thông minh nhất đó là biết vận dụng lý thuyết trong sách giáo khoa Lịch sử và đưa ra đáp án.
So với thi tự luận thì kiến thức để đáp ứng được cho bài thi trắc nghiệm phải rộng hơn. Vì thế học sinh phải nắm vững nhiều bài học hơn so với các năm trước. Tuy nhiên các đáp án cũng như giữ liệu được đưa ra trước mắt nên chỉ cần tinh ý và nhanh nhạy là thí sinh có thể hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT quốc gia 1 cách dễ dàng.
Ngoài cách dạy theo phương pháp truyền thống, giáo viên bộ môn phải đổi mới phương pháp để có các hình thức lên lớp sinh động như dạy theo dự án, dạy bằng các chuyên đề, xem phim lịch sử… Hoặc các thí sinh có thể chủ động sưu tầm các bài học bằng video như vậy có thể giúp ghi nhớ sinh động hơn.
Năm nay do thay đổi hình thức thi nên cả thầy và trò đều rất lo lắng, phải toàn tâm toàn ý với việc dạy – học. Giáo viên vừa dạy lý thuyết vừa hướng dẫn học sinh kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm. Đó là những kỹ năng cần thiết trong phòng thi như: đọc kỹ câu hỏi, xác định từ khóa yêu cầu…
Muốn vậy các em phải thuộc lý thuyết hoặc ít ra cũng phải ghi nhớ nội dung theo mô típ của mình. Nhưng như thế vẫn chưa đủ nếu không biết áp dụng lý thuyết để chọn đáp án đúng. Đây là mẫu số chung về kỹ năng trắc nghiệm cho các bộ môn khác trong kỳ thi chứ không riêng gì môn lịch sử. Tuy nhiên, do là môn khoa học xã hội nên lịch sử mang tính chất xã hội rõ rệt hơn với một kiến thức rộng.
Cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn lịch sử gồm 40 câu hỏi trong thời gian 50 phút, với 4 mức độ từ thấp lên cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đối với học sinh khá giỏi có thể thực hiện dễ dàng ở mức độ vận dụng và vận dụng cao, tuy nhiên cần chịu khó tư duy và biết suy luận.
Muốn vậy trong quá trình học các em phải chú ý những hướng dẫn chi tiết của giáo viên để vận dụng thành thục đối với các câu hỏi cuối bài. Riêng với học sinh có học lực trung bình trở xuống thì khó đạt điểm thi tuyệt đối nên phải học thuộc lý thuyết, chọn câu dễ để làm trước, không vùi đầu vào câu tổng hợp cao để tốn thời gian.
ôn thi trắc nghiệm Lịch sử 2017
Mẹo ôn tập Lịch sử cho các sĩ tử chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia
Khi ôn tập nên luyện bài tập, làm tốt bài tập mẫu một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó để có thêm những mẹo vặt khi làm bài, các em phải chú ý những kỹ năng do giáo viên hướng dẫn trên lớp. Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam đều giống nhau về nội dung và cách học, tất cả phải nắm từ sự kiện chung với công thức: tính chất, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa tính chất.
Đồng thời có thể vận dụng kiến thức tích hợp từ bộ môn ngữ văn, địa lý… Khi ôn tập, học sinh phải biết hệ thống hóa kiến thức sau khi thuộc bài, chú ý sơ đồ tư duy, thông qua từng giai đoạn. Đặc biệt, do nội dung đề thi quá rộng nên các em cố gắng luyện đề mẫu vì lúc thi sẽ gặp dạng đề tương tự. Luyện đề quen thì các em đánh dễ.
Tóm lại, các em phải học nhiều mới có đủ kiến thức làm bài, tránh học tủ vì đó là cách học không tốt và khó đạt được kết quả như ý muốn khi thi dù với hình thức tự luận hay trắc nghiệm.
Tham khảo thêm: Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội.