Bộ vừa mới công bố đề thi minh họa Hóa học thpt quốc gia, theo đó nội dung bao quát cũng như phân bố trong đề thi thi minh họa được tập chung như sau:
- Phân tích cấu trúc đề thi minh họa thpt quốc gia để ôn thi
- “Mổ xẻ” phân bố đáp án trong các đề thi minh họa thpt quốc gia lần 3
Ma trận đề thi minh họa Hóa học thpt quốc gia năm 2017 cho thí sinh tham khảo
Ma trận đề thi minh họa Hóa học thpt quốc gia năm 2017 cho thí sinh tham khảo
Ma trận đề thi minh họa Hóa học thpt quốc gia năm 2017 cho thí sinh tham khảo
Phân tích chi tiết ma trận đề thi minh họa môn Hóa lần 3
a, Cấu trúc đề thi
1. Tỉ lệ câu hỏi lý thuyết/câu hỏi tính toán = 21 câu / 19 câu.
2. Tỉ lệ câu hỏi nhớ-hiểu/vận dụng/vận dụng cao = 11 câu/ 10 câu/ 14 câu/5câu.
b, Nội dung đề thi
Gồm các nội dung thuộc chuyên đề:
1. Đại cương về kim loại
2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất
3. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất
4. Tổng hợp hoá học vô cơ
5. Este, lipit
6. Amin, amino axit, protein
7. Cacbonhidrat
8. Polime, vật liệu polime
9. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ
10. Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội – môi trường
Số lượng câu hỏi tập trung chủ yếu ở các phần kiến thức:
– Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất
– Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất
– Tổng hợp kiến thức hóa vô cơ
– Amin, amino axit, protein
– Este, lipit
– Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ
Kiến thức phân bố theo lớp với tỉ lệ:
– Lớp 10: Chiếm 0%
– Lớp 11: Chiếm 0 %
– Lớp 12: Chiếm 100 %
Về độ khó, dễ trong từng chuyên đề:
– Các chuyên đề có câu hỏi cực khó:
+ Đại cương về kim loại (1 câu)
+ Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất (1 câu)
+ Tổng hợp kiến thức hóa vô cơ (1 câu)
+ Amin, amino axit, protein (1 câu)
+ Tổng hợp kiến thức hóa hữu cơ (1 câu)
– Các chuyên đề chỉ có câu hỏi dễ:
+ Cacbonhidrat.
+ Polime, vật liệu polime.
– Câu hỏi trung bình có nhiều trong chuyên đề:
+ Tổng hợp hoá học vô cơ.
+ Tổng hợp hoá học hữu cơ.
c, Phân tích từng chuyên đề
1. Đại cương về kim loại
– Có 2 câu hỏi ứng với 0,5 điểm thuộc chuyên đề này.
– Có 2 câu bài tập tính toán.
– Các bài tập đều thuộc dạng bài điện phân dung dịch, trong đó có 1 câu thuộc mức độ cực khó.
2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất
– Có 6 câu hỏi ứng với 1,5 điểm thuộc chuyên đề này.
– Có 2 câu hỏi lý thuyết, 4 câu hỏi bài tập tính toán.
– Các câu lý thuyết không quá khó, bài tập thường rơi vào dạng bài về phản ứng của CO2 với OH– hoặc muối cacbonat, đề có 1 câu khó ở dạng này
3. Bài tập về sắt – một số kim loại nhóm B và hợp chất
– Có 4 câu hỏi ứng với 1 điểm thuộc chuyên đề này.
– Có 2 câu hỏi lý thuyết, 2 câu hỏi bài tập tính toán.
– Câu hỏi lý thuyết khá đơn giản, các dạng bài tập ở mức độ trung bình thường rơi vào dạng bài kim loại tác dụng với dung dịch axit hoặc dung dịch muối
4. Tổng hợp hoá học vô cơ
– Có 9 câu hỏi ứng với 2,25 điểm thuộc chuyên đề này.
– Có 7 câu hỏi lý thuyết, 2 câu hỏi bài tập tính toán.
– Các câu hỏi lý thuyết ở dạng này học sinh phải hiểu bản chất mới có thể làm được các câu hỏi dạng nhận biết-thông hiểu, tính toán ở dạng này có 1 câu cực khó.
5. Este, lipit
– Có 5 câu hỏi ứng với 1,25 điểm thuộc chuyên đề này.
– Có 2 câu hỏi lý thuyết, 3 câu hỏi bài tập tính toán.
– Các câu hỏi lý thuyết khá đơn giản, bài tập tính toán thường rơi vào dạng thủy phân và đốt cháy este-lipit.
6. Amin, amino axit, protein
– Có 5 câu hỏi ứng với 1,25 điểm thuộc chuyên đề này.
– Có 3 câu hỏi lý thuyết, 2 câu hỏi bài tập tính toán.
– Các câu hỏi lý thuyết khá đơn giản, trong câu hỏi bài tập tính toán có 1 câu thuộc mức độ cực khó rơi vào dạng bài biện luận công thức cấu tạo muối amoni.
7. Cacbonhidrat
– Có 1 câu hỏi tính toán ứng với 0,25 điểm thuộc chuyên đề này.
– Câu hỏi tính toán thuộc dạng bài thủy phân cacbohidrat đơn giản nhưng gồm nhiều quá trình, dễ gây nhầm lẫn.
8. Polime, vật liệu polime
– Có 1 câu hỏi lý thuyết thuộc dạng bài này.
– Câu hỏi thuộc chuyên đề này khá đơn giản, học sinh chỉ cần học chắc kiến thức trong SGK là có thể làm tốt các câu hỏi thuộc phần kiến thức này.
9. Tổng hợp nội dung kiến thức hoá học hữu cơ
– Có 6 câu hỏi lý thuyết ứng với 1,5 điểm thuộc chuyên đề này.
– Trong 3 câu hỏi lý thuyết có 3 câu hỏi tính toán trong đó có 1 câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, học sinh phải có kỹ năng phân tích đề bài, tư duy logic mới làm được câu này.
10. Hóa học với vấn đề phát triển kinh tế – xã hội – môi trường
– Có 1 câu hỏi lý thuyết ứng với 0,25 điểm thuộc chuyên đề này.
– Chỉ cần nắm chắc kiến thức SGK là các em có thể làm được dạng này.
Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho thí sinh cho kỳ thi thpt quốc gia sắp tới.
Dùng kết quả môn Hóa học để xét tuyển vào Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2017.
Trường Cao đẳng y dược Pasteur Hà Nội thông báo xét tuyển Cao đẳng chính quy năm 2017. Theo đó thí sinh có thể sử dụng kết quả THPT quốc gia để xét tuyển vào trường để theo học hệ Cao đẳng chính quy chuyên ngành Cao đẳng Dược sĩ.
Thí sinh quan tâm có thể đăng ký liên hệ theo địa chỉ: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội: Số 4 – Trần Phú – Phường Mộ Lao – Quận Hà Đông – Hà Nội (Cổng Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam).
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0466.55.65.75 – 0989.55.99.63.
Hoặc thí sinh cũng có thể đăng ký trực tuyến tại đây: