Chỉ còn 1 tháng nữa là các bạn học sinh khối lớp 12 trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Thời gian bây giờ đang trở nên gấp rút, do vậy thí sinh cần dốc sức ôn tập, lên kế hoạch thật hiệu quả cho thời gian sắp tới.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Hà Nội gấp rút công tác chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018
- Ôn thi lý thuyết môn Hóa THPT Quốc gia hiệu quả trong 30 ngày.
Lên kế hoạch ôn tập hiệu quả trong tháng cuối trước kỳ thi THPT Quốc gia 2018
Tránh lãng phí thời gian ở các trung tâm luyện thi
Thời gian qua, nhiều trường đã tận dụng tối đa thời gian để tổ chức ôn tập, hệ thống lại kiến thức lớp 11, cũng như tăng cường ra các đề thi mẫu cho học sinh luyện tập. Ngoài ra, trong các bài kiểm tra một tiết, giáo viên cũng tổ chức giống hình thức thi THPT để học sinh quen dần với định dạng đề thi tốt nghiệp.
Theo thông tin từ ban tư vấn Cao đẳng Dược TPHCM, một số giáo viên dạy lớp 12 THPT phản ánh không ít học sinh do lo lắng đề thi khó nên đến đăng ký ở các trung tâm luyện thi học thêm, dẫn đến quỹ thời gian nghỉ ngơi ít ỏi khiến nhà trường và gia đình đều rất lo lắng.
Ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, “kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, đa số các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm, do vậy mà các thí sinh không nên “đổ xô” đi học tại các trung tâm, lò luyện thi. Như vậy vừa phí thời gian vừa tốn tiền bạc mà hiệu quả chưa chắc có tốt hay không?”
Tránh lãng phí thời gian ở các trung tâm luyện thi
Lập kế hoạch cho từng tuần khi ôn tập
Theo ông Thắng, giai đoạn này, các giáo viên lập kế hoạch ôn tập cụ thể cho từng tuần, từng lớp để sát với đối tượng và theo dõi được sự tiến bộ của học sinh. Các giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt với giáo viên bộ môn để rà soát số học sinh yếu đưa vào lớp chống “liệt”, mỗi giáo viên nhận “đỡ đầu” một nhóm (3 – 5) học sinh học chậm, không để học sinh nào bị tụt lại phía sau. Tuy nhiên, nhà trường cũng có trách nhiệm tư vấn cho phụ huynh và học sinh để luyện thi hiệu quả, không học thêm tràn lan ở trung tâm, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh đó, việc ôn tập cũng không nên quá sa đà vào chương trình lớp 11 mà ưu tiên bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng lớp 12. Thêm vào đó, đề thi tham khảo năm do Bộ GD&ĐT công bố được giáo viên đánh giá là tăng độ khó rõ rệt so với năm trước ở tất cả các môn. Do đó, việc “lên dây cót” tinh thần vừa bảo đảm chuẩn kiến thức cho học sinh vừa giúp các em có tâm lý, sức khỏe tốt nhất trước khi bước vào kỳ thi là điều trường đặc biệt chú trọng.
Rèn kỹ năng làm bài thuần thục
Theo thông tin tuyển sinh cho biết, lịch sử là môn có nhiều học sinh đăng ký dự thi nhất, do vậy, giáo viên dạy bộ môn này cũng tỏ ra khá áp lực khi ôn tập cho học sinh.
Rèn kỹ năng làm bài thuần thục
Đối với môn địa lý là môn học có nhiều học sinh đăng ký dự thi nên giai đoạn này giáo viên chú trọng rèn luyện kỹ năng làm bài. Với đặc thù môn địa lý có 15/40 câu hỏi về kỹ năng sử dụng Atlat, biểu đồ nên trên lớp dành nhiều thời gian để luyện kỹ năng này cho học sinh. Với những học sinh trung bình trở xuống, chưa chăm học thì phải kèm 1-1 để chắc chắn học sinh có thể tự tin làm bài, đủ điểm đạt tốt nghiệp.
Không ít giáo viên môn sinh học chia sẻ nhiều học sinh xem đây là môn không chọn để xét tuyển sinh đại học, chỉ thi để thoát điểm liệt trong bài thi khoa học tự nhiên nên học sinh không coi trọng. Các giáo viên dạy môn sinh cho biết với những học sinh không dự thi để tuyển sinh đại học thì chỉ tập trung vào những câu hỏi ở mức độ 1 và 2 (chiếm khoảng hơn 40% trong đề thi).
Không chỉ lo ôn luyện kiến thức, nhiều giáo viên cho biết cũng phải chú trọng tới tâm lý và sức khỏe của học sinh. Việc làm công tác tư tưởng cho học sinh cũng rất quan trọng, giáo viên phải luôn dành thời gian để chia sẻ với học sinh những tâm tư, những lo lắng do sức ép của thi cử, giúp học sinh giải tỏa, nhất là giai đoạn cuối của quá trình ôn thi.
Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp