Để đạt điểm cao môn hóa trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2020 ngoài nắm vững lý thuyết, các công thức thí sinh cũng cần có những bí quyết riêng trong cách làm ôn và làm bài thi.
- Bật mí một số cách mở bài văn nghị luận cho thí sinh thi THPT Quốc gia năm 2020
- “Mách” các sĩ tử một số “mẹo” làm bài thi khối C đạt điểm cao
- Thí sinh nên làm gì và không nên làm gì để gặp may mắn trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020?
Làm thế nào để nắm trọn kiến thức thi môn Hóa học trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020?
Hóa học luôn là một trong những môn thi trọng tâm của kỳ thi THPT Quốc gia, bởi có nhiều ngành học xét tuyển môn học này với các khối A, A1 và khối B. Do đó để giúp các thiis sinh có một kỳ thi tốt đạt được số điểm mong muốn thì ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã mời một giảng viên giảng dạy môn hóa để chia sẻ những kinh nghiệm làm bài thi, ôn thi giúp thí sinh đạt được kết quả tuyệt đối trong kỳ thi quan trọng sắp tới.
Sổ ghi chép luôn ở bên mình
Cách ghi chép kiến thức vào sổ tay luôn rất hữu hiệu, nhất là với môn Hóa học, bởi khi gặp các vấn đề khó hiểu, hoặc những vấn đề cần xem xét lại, bạn có thể mở ngay các công thức hóa học, các phương thức tính cần nhớ mà không mất thời gian tìm kiến thức ở những quyển sách dày khó tìm. Vì thế, nếu chưa có thói quen có một cuốn sổ ghi chép bên mình trong quá trình ôn tập thì hãy riêng cho mình một cuốn sổ nhỏ.
Vừa học vừa liên hệ thực tế
Hóa học là môn có nhiều ứng dụng nhất trong thực tiễn, do vậy cần phải liên hệ các kiến thức hàng ngày với thực tế cuộc sống. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn nhớ kiến thức lâu hơn cũng như nắm được cách làm bài thi ôn thi hiệu quả.
Hệ thống lại kiến thức sau mỗi chương học
Kỳ thi THPT Quốc gia không phải mang tính chất đánh đố thí sinh, hầu hết các kiến thức căn bản đều nằm trong sách giáo khoa của lớp 11 và lớp 12. Chính vì vậy, sau mỗi chương học bạn hãy hệ thống lại kiến thức. Điều này không chỉ giúp nhớ được những kiến thức cố định trong chương, mà còn hạn chế việc lẫn lộn kiến thức giữa các chương. Thêm vào đó, khi đã có những kiến thức tóm tắt của chương thí sinh sẽ dễ dàng làm bài tập hơn.
Hệ thống lại kiến thức sau mỗi chương học môn Hóa
Khối lượng kiến thức hóa học rất lớn và đòi hỏi cần học thuộc nhưng điều này không có nghĩa là sẽ học theo kiểu ăn sổi, học vẹt. Bởi những kiến thức Hóa học chỉ là lý thuyết còn việc ứng dụng được những kiến thức đó vào trong từng dạng bài tập đòi hỏi bạn cần hiểu được bản chất vấn đề. Do đó bạn nên làm nhiều các dạng bài tập để quen với nhiều các dạng hóa học, nắm chắc từng mảng kiến thức.
Theo chia sẻ của giảng viên Trường THPT Sài Gòn Với khối kiến thức rộng cả lớp 11 và lớp 12 học sinh sẽ khó có thể nhồi nhét chúng vào trong 1,2 ngày hay thậm chí là 1, 2 tuần được. Vì thế cần phải lên kế hoạch ôn tập từng chương từng phần kiến thức cho bản thân. Các kiến thức cần phải được tiếp thu một cách từ từ để có đủ thời gian “để ngấm”. Tốt nhất thí sinh cần có một lộ trình ôn tập rõ ràng kết hợp với nghỉ ngơi điều độ. Điều này không giúp bạn tăng tốc độ ôn luyện nhưng sẽ giúp kiến thức nhớ lâu hơn.
Hi vọng với chia sẻ trên sẽ phần nào giúp các em có thêm những cách học và làm bài mới cho môn hóa để có thể đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi quan trọng của cuộc đời.
Nguồn: thptquocgia.org