“Mách” các sĩ tử một số “mẹo” làm bài thi khối C đạt điểm cao

Thời gian đến Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 không còn nhiều, vậy các thí sinh thi khối C muốn đạt điểm cao cần phải làm bài thi như thế nào?

“Mách” các sĩ tử một số “mẹo” làm bài thi khối C đạt điểm cao

Để giúp các thí sinh vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020 một cách tốt nhất, ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ “mách” thí sinh 2k2 mẹo làm bài thi khối C đạt điểm cao.

Đối với bài thi môn Ngữ Văn

Theo chia sẻ của giảng viên Trường THPT Sài Gòn Để làm tốt được bài thi môn Ngữ Văn các thí sinh phải chú ý tới phần văn nghị luận xã hội, bởi đây là một trong những phần văn không quá khó lại dễ dàng nắm được điểm cao. Các thí sinh cần phải biết vận dụng được những thao tác cơ bản của một bài văn nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ… đồng thời cần trang bị cho mình một kiến thức về những vấn đề đang nổi cộm của đời sống xã hội.

Theo đó, các sĩ tử muốn làm tốt bài thi môn Ngữ Văn luôn luôn nhớ rằng bài văn nghị luận xã hội cần phải có dẫn chứng thực tế, tuy nhiên không vì thế mà các thí sinh đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài mà quên đi bước lập luận. Một bài văn nghị luận xã hội chỉ cần khoảng từ 3 – 4 dẫn chứng cụ thể. Sau khi chỉ ra được dẫn chứng, đưa ra các lập luận… cần phải rút được cho bản thân mình những bài học. Nhiều thí sinh làm bài văn nghị luận thường bỏ quên đi phần này, đây mới chính là trọng tâm của vấn đề mà bài văn nghị luận xã hội hướng đến. Như vậy, thí sinh mới có thể đạt điểm cao trong bài thi môn Ngữ Văn.

Đối với bài thi môn Lịch sử

Điều quan trọng nhất của môn Lịch sử muốn dành được điểm cao đó chính là nắm bắt được các sự kiện có hệ thống rõ ràng, theo từng giai đoạn lịch sử. Cần có kỹ năng khái quát, so sánh, liên hệ, lập bảng thống kê để tổng hợp các sự kiện, trình bày một cách có hệ thống các sự kiện trong từng giai đoạn lịch sử. Từ đó, dễ dàng giải thích các sự kiện, liên hệ thực tế mà không bỏ sót được giai đoạn nào.

Các thí sinh nên học môn Lịch sử theo sơ đồ tư duy

Theo đó, để bài làm thi môn Lịch sử đạt kết quả cao các thí sinh nên vạch đề cương sơ lược cho mỗi câu trước khi làm bài. Chú ý số điểm của mỗi câu để phân phối thời gian hợp lý, tránh những sai sót về địa danh, tên nhân vật lịch sử, niên đại… vì đề thi là những câu hỏi trắc nghiệm dễ đánh lừa thí sinh, chính vì vậy mà các em nên đọc kỹ câu hỏi để tránh mất điểm oan đáng tiếc.

Đối với bài thi môn Địa lý

Khác với môn Văn và môn Lịch sử, ở môn thi Địa lý, các thí sinh nên rèn kỹ năng vẽ lược đồ Việt Nam, thí sinh nên đọc kỹ đề ít nhất 3 lần, gạch chân ý chính, sau đó lập dàn bài tổng quát để bài làm đầy đủ theo đúng trình tự và nên xuống dòng sau mỗi ý. Không viết tắt, không dùng các ký hiệu như mũi tên, vòng tròn, hoa thị… Chọn câu dễ, câu ngắn làm trước để không mất thời gian cho câu hỏi khó. Ngoài ra các sĩ tử cũng cần nắm chắc các ký hiệu chung về khoáng sản, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp… ở trang 3 của quyển Atlat, vì một số bản đồ trong Atlat không in chú thích kèm theo bản đồ như bản đồ khoáng sản trang 8, bản đồ công nghiệp chung trang 21, nông – lâm nghiệp trang 18, 19…

Trong môn địa lý, những câu hỏi về biểu đồ khá quan trọng, nếu các thí sinh thờ ơ với câu hỏi về biểu đồ, làm sai lệch thì hiển nhiên khả năng đậu trong kỳ thi tuyển sinh sẽ rất thấp. Trong đề thi Địa lý năm nay sẽ có phần trắc nghiệm kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ nên thí sinh cần nghiêm túc chú trọng vấn đề này.

Trên đây là những cách để thí sinh có thể dành điểm cao các môn khối C mà các em nên tận dụng để ôn tập trước khi bước vào kỳ thi quan trọng nhất của cuộc đời, các thí sinh có thể tham khảo và nắm cho mình cách học tập ôn luyện tốt nhất.

Nguồn: thptquocgia.org

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *