Hướng dẫn giải quyết câu Nghị luận xã hội trong “nháy mắt”

Đề thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia, văn nghị luận xã hội được cho là câu gỡ điểm. Tuy nhiên làm thế nào để tận dụng triệt để câu gỡ điểm này.

Hướng dẫn giải quyết một vấn đề nghị luận xã hội trong “nháy mắt”

Những lưu ý trước khi làm bài văn Nghị luận xã hội

Trước khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ đề hỏi về vấn đề gì? Phải chú ý từng từ ngữ, hiểu ý nghĩa của từng từ, từng câu; chú ý cả những dấu chấm hay ngắt câu trong đề bài để nắm rõ yêu cầu của đề bài.

Khâu đọc kĩ đề này vô cùng quan trọng để xác định được yêu cầu của đề bài và có những định hướng ban đầu cho phát triển bài làm. Bởi dạng đề Nghi luận xã hội được chia làm 2 nhóm đề chính:

  • Thứ nhất là nghị luận về một tư tưởng đạo lý
  • Thứ hai là nghị luận về một hiện tượng xã hội

Vì vậy, trước khi tiến hành lập dàn ý chung cho bài làm, học sinh cần xác định đề bài thuộc loại nào để có định hướng chung cho việc triển khai bài viết của mình. Khi đã xác định được yêu cầu được đề bài, thí sinh sử dụng kiến thức, thông tin và cả những kinh nghiệm có trong cuộc sống để minh chứng cho lý lẽ của mình. Do vậy đòi hỏi học sinh có một kiến thức sống khá phong phú; có sự tinh tế và nhạy bén trong nhận định một vấn đề.

Thí sinh thi Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2016

Bố cục cho một bài văn nghị luận xã hội hợp lý

Thứ nhất : Phần mở bài

Mở bài cần trình bày được vấn đề đặt ra trong bài làm (nội dung đề bài) để người đọc có thể biết được bài làm đề cập tới nội dung chính nào, tránh tình trạng mở bài dài nhưng không đúng chủ đề hay làm lạc đề.

Cần có phần dẫn dắt nhất định để đi vào bài một cách tự nhiên, tránh gò bó, gượng ép gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Theo đánh giá chung, mở bài sáng tạo, tự nhiên thường được đánh giá cao và gây ấn tượng đầu tiên đối với người chấm bài.

Thứ hai: Phần thân bài

Thân bài được xem như phần làm chính, phần xương sống của cả bài viết bởi nó làm nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chính của đề bài đặt ra.

Phần này thường trả lời cho các câu hỏi như: Vấn đề đó nghĩa là gì? Vấn đề là đúng hay sai, tại sao? Trong thực tế cuộc sống, nó diễn ra phổ biến như thế nào? Cần làm gì để phát huy những mặt tốt và hạn chế những tiêu cực (nếu là mặt xấu) đó trong xã hội hiện nay? Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần hiện thực hóa nó vào trong thực tế? Đây là những yêu cầu cơ bản trong việc viết một thân bài của bài dạng nghị luận xã hội.

Đối với dạng văn nghị luận về một hiện tượng xã hội, thí sinh cần có những ví dụ thực tế, liên hệ thực tiễn và có số liệu chứng minh (nếu cần) để bài viết thêm sinh động hơn.

Thứ ba: Phần kết bài

Phần này tuy ngắn nhưng có vai trò vô cùng quan trọng vì nó khép lại vấn đề mà cả bài viết bài đang đề cập tới và mở rộng ra những ý kiến cá nhân nhằm làm người đọc có những liên tưởng rõ hơn về cả bài viết.

Lam hạ (theothptquocgia.org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *