Tình trạng học sinh lạm dụng sử dụng mạng xã hội mà điển hình là Facebook đã ở mức báo động đối với các gia đình và Nhà trường, cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này.
- Chọn nhầm ngành nghề, sinh viên nên làm gì?
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng ngàn sinh viên bị đuổi học
- Đề xuất rút ngắn năm học để chống tắc đường
Học sinh có thể bị cấm sử dụng Facebook
Không khó để có thể bắt gặp hình ảnh mỗi em học sinh cầm một chiếc smartphone rồi “lướt lướt” facebook. Tình trạng này nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất lớn.
Nhà trường nên đi trước một bước
Nhiều em học sinh được bố mẹ cho sử dụng điện thoại mới mục đích là để phục vụ học hành. Nhưng thời gian để học hành thì ít mà thời gian để lướt Facebook lại nhiều hơn. Thùy Dương – học sinh lớp 11 tại một trường THPT ở Hà Nội chia sẻ, Trung bình mỗi ngày em mất khoảng 2 đến 2,5 giờ cho Facebook. Ban đầu là những trao đổi với bạn bè về lịch học, bài tập. Sau đó, em sử dụng Facebook chủ yếu để buôn chuyện, tìm hiểu mua sắm hay bình luận qua lại với bạn bè hoặc chụp ảnh tự sướng, lơ là dần chuyện học hành.
Trên trang góc sinh viên, nhiều bạn học sinh khác cũng chia sẻ, bất cứ thời gian nào rảnh, việc đầu tiên làm là lướt Facebook để cập nhật tình hình. Nhiều khi buồn, chán không biết làm gì chỉ cần thả một status lên trang cá nhân là tự nhiên có người vào chia sẻ cùng, không còn cảm thấy cô đơn nữa.
“Tình trạng học sinh sử dụng điện thoại di động, đặc biệt điện thoại thông minh ở thành phố như Hà Nội là rất phổ biến. Tuy nhiên, trong gia đình và xã hội, dường như chưa có ai hướng dẫn học sinh sử dụng điện thoại như thế nào cho hiệu quả. Tôi cho rằng, nhà trường nên đi trước một bước để ngăn chặn việc học sinh sa đà theo chiều hướng tiêu cực”, ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng đào tạo Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho ý kiến.
Về vấn đề này, gia đình có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tốt nhất khi đến trường các bậc phụ huynh không nên cho con em mình mang điện thoại di động, vì ở độ tuổi học sinh, các em chưa đủ bản lĩnh để tiếp thu hay từ chối thông tin bày ra trước mắt, trong khi nội dung trên mạng hiện nay khó kiểm soát, vì vậy khi thả lỏng học sinh, các em dễ bị sa đà vào một vấn đề nào đó.
Nhà trường nên đi trước một bước
Khó quản lý học sinh sử dụng điện thoại thông minh
Việc quản lý học sinh dùng điện thoại hiện nay là rất khó. Cần phải có những biện pháp mạnh tay hơn trong việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại. Trước hết từng gia đình phải lo, bố mẹ phải hết sức chú ý đến con cái, có thể quy định chỉ cho con dùng bao nhiêu thời gian/ngày, cụ thể vào giờ nào. Riêng nhà trường, trong giờ học phải ra quy định cấm tuyệt đối việc học sinh sử dụng điện thoại di động. Ngoài giáo viên dạy học, còn có giám thị giám sát, học sinh nào vi phạm lập tức bị tịch thu.
Trong bất kỳ vấn đề nào, cha mẹ, thầy cô phải phát hiện sớm, đừng để con tới mức nghiện ngập sẽ rất khó kéo con về. Điều này, buộc cha mẹ phải nhận thức và làm gương. Khi về nhà, có những gia đình ăn cơm tối xong, thay vì trò chuyện, hỏi han con cái thì cha mẹ cũng mỗi người cầm một điện thoại lướt web. Khi phát hiện con bị nghiện, bị phụ thuộc, không làm chủ được cuộc sống nữa thì quay ra ngăn cấm, đánh mắng là sai phương pháp.
Nhưng cũng không nên dùng từ “cấm” đối với trẻ vì đó chính là thách thức đối với chính đứa trẻ. Nếu cho con em sử dụng điện thoại thì phụ huynh, giáo viên phải hướng dẫn các em sử dụng. Điện thoại thông minh có kết nối Internet hiện nay là kho tri thức để học sinh giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến học tập nên nếu sử dụng đúng sẽ rất hữu ích. Nó là con dao hai lưỡi, sẽ là rất tốt nếu như bạn sử dụng nó đúng mục đích, đặc biệt là đối với các bạn học sinh lớp 12 đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc gia, nhưng nếu không sử dụng đúng mục đích nó sẽ đưa tương lai của bạn đi vào ngõ cụt.
Hi vọng rằng, gia đình, Nhà trường và chính các bạn học sinh sẽ có những hiểu biết và suy nghĩ đúng đắn hơn trong việc sử dụng điện thoại và Internet.
Nguồn: thptquocgia.org