Ngoài phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh đã lựa chọn phương thức đăng ký xét học bạ hoặc điểm thi đánh giá năng lực. Với số lượng hồ sơ lớn, các chuyên gia dự báo điểm chuẩn sẽ tăng.
- Trường ĐH Mở TP HCM công bố điểm trúng tuyển theo kết quả học bạ
- Đại học Ngân hàng TPHCM công bố điểm chuẩn ba phương thức xét tuyển
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM công bố điểm chuẩn năm 2021
Dự báo điểm chuẩn đại học năm 2021 tăng cao bất chấp dịch bệnh
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, để nâng cao cơ hội trúng tuyển, nhiều thí sinh đã lựa chọn phương thức xét tuyển bằng học bạ và đánh giá năng lực. Theo ghi nhận của các trường, số lượng hồ sơ xét tuyển bằng học bạ tăng trong thời gian gần đây. Một số trường đã công bố điểm chuẩn đại học xét tuyển bằng các phương thức này.
ĐH Kinh tế TP.HCM – nhiều ngành tăng gần 150,2 điểm
Theo thống kê của Đại học Kinh tế TPHCM, có khoảng 95.000 hồ sơ với hơn 200.000 nguyện vọng đăng ký vào trường trong mùa tuyển sinh năm nay. Theo thông tin từ đại diện Nhà trường, đa số những thí sinh trúng tuyển vào trường đều có học lực giỏi, xuất sắc, kỹ năng ngoại ngữ đạt chuẩn quốc tế và phẩm chất tốt, là học sinh đến từ các trường THPT chuyên/ năng khiếu của khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Cụ thể, điểm chuẩn trúng tuyển vào các nhóm ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Tài chính Quốc tế, Marketing là từ 70 – 85 điểm (theo phương thức Học sinh giỏi và phương thức Tổ hợp môn) và từ 950 – 1000 điểm (theo phương thức ĐGNL). Thí sinh muốn đạt được số điểm này cần có điểm trung bình từ 9.0, đồng thời đáp ứng nhiều tiêu chí rất cao của trường. Ngành có số điểm cao nhất là Logistics và quản lý chuỗi cung ứng với 1000/1200 điểm.
Một số ngành khác như Kế toán, Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế đầu tư, Luật, Quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Anh có điểm chuẩn từ 55 điểm cho đến hơn 70 điểm, tăng trung bình 15 điểm mỗi ngành.
ĐH Ngân hàng TP.HCM – trung bình điểm ĐGNL tăng 100 điểm
Trường Đại học Ngân hàng TPHCM mới đây đã công bố điểm chuẩn xét tuyển học bạ và Đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1. Kết thúc đợt 1, tổng số nguyện vọng thí sinh đăng ký học bạ khoảng hơn 5.000 nguyện vọng với hơn 3.500 hồ sơ, trong khi chỉ tuyển 435 chỉ tiêu. Cụ thể, điểm chuẩn phương thức xét tuyển này khá cao với mức 25,5 – 25,55 cho tất cả ngành.
Đối với phương thức ĐGNL, trường nhận được hơn 3.200 nguyện vọng so với tổng chỉ tiêu 350. Điểm chuẩn dao động từ 790 – 875 (trung bình tăng khoảng 100 điểm so với năm trước), cao nhất là ngành Kinh tế quốc tế với 875 điểm.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh Zing)
ĐH Mở TP.HCM có điểm chuẩn nhỉnh hơn 1 – 2
ĐH Mở TP.HCM có điểm chuẩn nhỉnh hơn 1 – 2 điểm so với năm trước, dao động từ 18-26,25 điểm, trong đó ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có điểm trúng tuyển cao nhất là 26,25 điểm.
ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng đã công bố điểm trúng tuyển học bạ đợt 1 năm 2021. Theo đó, mức điểm này dao động từ 18 – 24 điểm.
ĐH Bách khoa Hà Nội vừa qua đã tổ chức phương thức xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn. Các nhóm ngành Công nghệ thông tin, An toàn không gian số vẫn giữ được độ “hot” với mức điểm chuẩn từ 90 – 97 trên thang 100 điểm.
Theo cán bộ tuyển sinh một trường Cao đẳng Dược ở Hà Nội cho biết, ngoài phương thức xét tuyển sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, các phương thức xét tuyển ưu tiên, xét tuyển bằng điểm ĐGNL, xét học bạ đang là lựa chọn hàng đầu của thí sinh. Tuy nhiên đây cũng là áp lực không nhỏ đối với các thí sinh vì khả năng điểm chuẩn năm nay cũng sẽ tăng so với năm trước.
Nguồn: Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.