Bộ GD&ĐT đặt ra 9 nhiệm vụ lớn cho ngành giáo dục năm 2016 – 2017

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã có những chia sẻ về những đổi mới của ngành giáo dục trước thềm hội nghị tổng kết năm học 2016 – 2017 

nhung-doi-moi-cua-nganh-giao-duc-trong-nam-toi

Chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong năm học 2015 – 2016, ngành giáo dục đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc đổi mới hoạt động dạy học, thi cử, kiểm tra, đánh giá. Công tác quản lý có nhiều đổi mới, các điều kiện đảm bảo chất lượng được tăng cường và chuyển biến tích cực. Trong đó phải kể tới công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi cơ bản hoàn thành; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non được nâng lên rõ rệt…

Bên cạnh những mặt tích cực, ngành giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục sớm như: việc quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân chậm được điều chỉnh và chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác dự báo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục chưa hiệu quả, chưa sát với nhu cầu sử dụng. Công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT chưa tốt, chất lượng giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học mới chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp. Chất lượng giáo dục còn hạn chế, nhất là ở bậc đại học, chưa thực sự tạo thành động lực để phát triển kinh tế cho đất nước. Theo ông Nhạ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế này.

Do đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: “Ngành giáo dục cần phải đổi mới tư duy để đạt được những hiệu quả nhất định. Dù hạn chế đều mang lại cho chúng ta những bài học quý giá. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được đầy đủ các bài học này và có kế hoạch khắc phục trong thời gian tới”.

Bộ GD-ĐT đề ra 9 nhiệm vụ lớn trong năm tới

bo-truong-giao-duc

Theo đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành GD&ĐT đã đề ra 9 nhiệm vụ ưu tiên tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Đó là: Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục trong toàn quốc; Phát triển đội ngũ nhà giáo,CBQL giáo dục các cấp; Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; Nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học, trình độ đào tạo;

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục; Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục ĐH; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong GD&ĐT; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập của đất nước.

Mỗi nhiệm vụ này sẽ được cụ thể hóa bằng đề án cụ thể, trên cơ sở đó sẽ được triển khai bài bản, thống nhất trong toàn ngành. Trong đó, sẽ phân kỳ thực hiện hàng năm để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

Những giải pháp cơ bản của năm học 2016-2017

nhung-muc-tieu-cho-nhung-nam-toi

1.Cải cách thể chế về GD&ĐT. Trong đó, tập trung rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của ngành và liên quan đến ngành; lựa chọn theo thứ tự ưu tiên để tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với thực tiễn hoạt động của ngành giáo dục.

2.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Trong đó, triển khai điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, nhân sự của các cơ quan quản lý giáo dục, trước hết là cơ quan Bộ GD&ĐT nhằm tinh gọn bộ máy, trên cơ sở đó sắp xếp nhân sự phù hợp theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của CBQL giáo dục.

3.Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT. Trong đó, chú trọng các nguồn lực của xã hội và quốc tế để phát triển GD&ĐT. Quan tâm đầu tư cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách.

4.Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh kiểm định chất lượng độc lập các cơ sở giáo dục để có bức tranh tổng thể về năng lực thực sự của từng cơ sở và công khai kết quả kiểm định để xã hội đánh giá. Tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả nhưng đảm bảo công bằng, nghiêm túc.

5.Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT. Trong đó, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là thông tin về các gương người tốt, việc tốt trong ngành để xã hội có cái nhìn đầy đủ và chia sẻ. Xây dựng hệ thống truyền thông thông suốt từ các trường, Sở đến Bộ để truyền tải thông tin đầy đủ, đa chiều về những đổi mới mà ngành giáo dục đang thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *