Trước các câu hỏi chất vấn băn khoăn về sự hợp lý của hình thức thi trắc nghiệm với kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và các kỳ thi sau này. Bộ trưởng đã có những trả lời thẳng thắn về hình thức thi trắc nghiệm này.
- Thi THPT quốc gia: Bộ GD&ĐT sẽ ra thêm 2 lần đề thi minh họa nữa
- Thi THPT quốc gia 2017 lo học sinh ho là có đáp án
- Nóng với chất vấn về kỳ thi THPT quốc gia – Bộ trưởng thừa nhận có áp lực.
- Thi THPT quốc gia: mỗi phòng 25 đề thi khác nhau
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trước Quốc hội của kỳ họp thứ 2 khóa XIV ngày hôm 16/11 về nhóm các vấn đề giáo dục, nhiều Đại biểu quốc hội có ý kiến băn khoăn về hình thức thi trắc nghiệm đối với kỳ thi THPT quốc gia sắp tới không đảm bảo được những đánh giá về tư duy phản biện của thí sinh cũng như sự tiêu cực trong hình thức thi này sẽ sảy ra dễ dàng. Trả lời trước Quốc hội Bộ trưởng cho rằng hình thức thi trắc nghiệm là phương án phù hợp nhất trong các phương án.
Bộ đã cân nhắc và nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi đưa hình thức thi trắc nghiệm
Bộ trưởng cho rằng việc đổi mới cách thi phải tiến tới phương án ổn định những vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp. Đặc biệt là phải áp dụng khoa học công nghệ linh hoạt làm giảm đi những chủ quan tăng tính khách quan và hạn chế những bức xúc trong xã hội. Bộ trưởng cũng thẳng thắn nghiêm túc rút kinh nghiệm và Bộ GD&ĐT tiến tới sẽ có những truyền thông tốt hơn để xã hội nắm rõ được sự thay đổi và đồng hành khi cùng cách nhìn chung và nền giáo dục của nước nhà.
Về việc lựa chọn hình thức thi trắc nghiệm, Bộ trưởng trả lời chất vấn trước khi đưa ra quyết định Bộ đã tham khảo rất nhiều các chuyên gia và cân nhắc rất kĩ lưỡng với việc đổi mới phương thức thi, bởi việc giáo dục không những ảnh hưởng đến học sinh mà còn ảnh hưởng đến cả triệu người và đặc biệt ảnh hưởng đến cả thế hệ. Bộ trưởng cũng khẳng định không có phương án nào là tuyệt đối. Thi trắc nghiệm là phương án phù hợp nhất hiện nay, đây là phương pháp được thực hiện ở nhiều nước và có tính ổn định tương đối. Mỗi một sự thay đổi cần có những cân nhắc kĩ lưỡng và tính toán Bộ đang làm theo quy trình như vậy.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng khẳng định không có phương án nào có ưu điểm tuyệt đối mà chỉ có phương án phù hợp ổn định và bắt kịp với nền giáo dục trong khu vực và thế giới. Không nên đặt vấn đề đưa ra một phương thức đúng mãi cho nhiều năm.
Dân chứng cho điều này Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng hiện các nước tiên tiên như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng sử dụng hình thức này: “Mỗi cách thi có ưu điểm và nhược điểm khác nhau nhưng phải đáp ứng tiêu chí khách quan và giảm áp lực và đỡ tốn kém. Với phương thức mới đưa ra bằng hình thức trắc nghiệm này Bộ sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm”. Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Lam hạ (theo thptquocgia.org)