Thi THPT quốc gia: Giáo dục công dân hết thời môn phụ

Là một cấu phẩn nằm trong môn thi tổ hợp Xã hội trong kỳ thi THPT quốc gia. Môn giáo dục công dân giờ được các trường tăng tốc giảng dạy và chú trọng tăng tiết dạy từ 1 tiết lên đến 3 tiết/ 1 tuần.

giao-duc-cong-dan-het-thoi-mon-phu
Thi THPT quốc gia: Giáo dục công dân hết thời môn phụ

Tăng tiết học giáo dục công dân

Bắt đầu từ năm học 2015 – 2016, môn Giáo dục công dân được đưa vào bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia, quyết định này khiến nhiều trường nửa mừng nửa lo. Tại thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm này nhiều trường THPT ngay từ đầu năm đã gấp rút tăng tiết học GDCD, đồng thời ra sức bồi dưỡng học sinh theo hướng dựa vào đề thi minh họa mà Bộ đã đưa ra trước đó.

Hiệu trưởng của một trường THPT tại Quận Gò Vấp cho biết theo phân phối chương trình, môn giáo dục công dân ở lớp 12 hiện tại chỉ có 1 tiết/1 tuần điều này là không đủ để học sinh học tập và ôn luyện. Trước đó môn giáo dục công dân là môn chưa được đưa vào danh sách những môn thi tốt nghiệp THPT, nhưng năm nay cơ cấu môn thi đã thay đổi nên nhà trường quyết định tăng tiết dạy lên thành 3 tiết. Vị hiệu trưởng này cho biết.

Theo khảo sát của Trường này cho biết tỉ lệ học sinh chọn môn tổ  hợp xã hội là khoảng 40%. Do đó trường đã lên kế hoạch để giảng dạy cho những em có yêu cầu học thêm các môn trong tổ hợp các môn xã hội này.

Ra đề thi giáo dục công dân nên tăng thêm tính vận dụng

Theo Cô Thu, giáo viên giảng dạy môn  giáo dục công dân cho biết: “học sinh đã biết quan tâm đến môn của mình tôi cũng mừng, vì từ trước đến nay môn này được đánh giá không đúng thực chất, hiện tại chúng tôi đang lên kế hoạch nghiên cứu và xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đối với môn này và sẽ đưa học sinh làm thử. Chúng tôi cố gắng ra đề thi tăng thêm tính vận dụng và thiết thực để giúp học sinh làm quen với đề thi. Ngoài ra với các tiết kiểm tra 15 phút, hoặc 1 tiết chúng tôi luôn tối đa các câu hỏi trắc nghiệm.”

Đánh giá về đề thi minh họa của Bộ sau khi cho học sinh làm thử và lấy ý kiến cho thấy, đề thi hay nhưng tính vận dụng còn thấp. Đề thi bám sát sách giáo khoa nhưng còn rất nhiều thuật ngữ chuyên môn có tính hàn lâm khiến các em khó hiểu. Những giáo viên có mong muốn có thêm những câu hỏi xuất phát từ tình huống thực tế đưa vào đề thi cho thí sinh. Có như thế mới góp phần thay đổi triệt để môn học này và giúp học sinh không phải áp lực trong việc học thuộc mà còn vận dụng những kĩ năng cuộc sống tốt hơn.

Lam hạ (theo thptquocgia. org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *