Sau Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều trường đại học lớn cũng đang lên kế hoạch thành đại học đa ngành với nhiều trường thành viên để thay đổi mô hình quản trị
- Dự kiến không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên
- Tuyển sinh năm 2023: Kỳ thi ĐGNL sẽ có những thay đổi thuận lợi cho thí sinh
- Xét tuyển đại học 2022: Thí sinh còn cơ hội xét tuyển vào những trường đại học nào?
Tin tức từ ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Pasteur, thống kê của Bộ GD&ĐT trên cả nước hiện có 267 cơ sở đào tạo bậc đại học chưa tính khối an ninh quốc phòng. Hiện tại, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên chuyển từ trường đại học thành đại học sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 và Nghị định 99 năm 2019 có hiệu lực.
Sau Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều trường đại học lớn cũng đang lên kế hoạch đi lên đại học đa ngành với nhiều trường thành viên để thay đổi mô hình quản trị.
Năm trước, trường Đại học Cần Thơ đã ban hành đề án phấn đấu trở thành Đại học Cần Thơ. Trường đã thành lập 4 trường, gồm trường Bách khoa, trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, trường Kinh tế và trường Nông nghiệp trên cơ sở khoa nông nghiệp. Đồng thời, trường cũng thành lập Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Khoa giáo dục thể chất thuộc trường.
Trong tháng 05/2021, trường Đại học Kinh tế TPHCM cũng đã thông qua đề án tái cấu trúc nhà trường thành đại học đa ngành. Ngay sau đó, ba trường thành viên ra đời ngay sau khi có đề án mới gồm: trường Kinh doanh, trường Kinh tế – Luật và Quản lý nhà nước, Trường Công nghệ và Thiết kế.
Trong giai đoạn 2022 – 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập Đại học Kinh tế TPHCM. Giai đoạn 2026 – 2030 thành lập trường Quốc tế, nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường đại học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mặc dù chưa có đề án chính thức, nhưng PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết,kế hoạch 5 năm tới, trường định hướng để trở thành đại học. Cơ cấu của Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có ít nhất 3 trường thành viên gồm: trường Kinh tế, trường Kinh doanh và trường Khoa học công nghệ.
Định hướng cơ bản của trường Khoa học công nghệ là nghiên cứu và đào tạo về chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh tế, kinh doanh và quản lý.
Ngoài ra lãnh đạo một số trường như trường Đại học Y dược TPHCM và trường Đại học Y Hà Nội cũng đang nghiên cứu kế hoạch phát triển thành đại học với nhiều trường thành viên.
Trước khi Đại học Bách khoa Hà Nội lên Đại học, cả nước đã có 5 đại học gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là mô hình đại học mới hoàn toàn ở Việt Nam, tư duy về quản trị đại học sẽ thay đổi, xóa bỏ tư duy cục bộ. Về tổ chức hành chính, xóa bỏ hết đơn vị hành chính bộ môn. Ở cấp trường, sẽ tách quản lý hành chính – nhân sự ra khỏi quản lý chuyên môn.
Tổng hợp bởi: Kỳ thi THPT Quốc gia