Bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trở thành “Tấm vé thông hành” cho nhiều thí sinh xét tuyển vào các trường ĐH ở Việt Nam trong mùa tuyển sinh năm 2021.
- Mất cân đối ngành nghề, sinh viên có lo thất nghiệp khi ra trường?
- Lên kịch bản tuyển sinh thích ứng với diễn biến của dịch COVID-19
- Thi THPT năm 2021: TPHCM có gần 89.000 thí sinh đăng ký dự thi
Theo tin tức ban biên tập Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp, hàng loạt trường Đại học đã công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2021. Đáng chú ý, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đã trở thành một trong những tiêu chí ưu tiên trong phương thức xét tuyển thẳng được nhiều trường đại học áp dụng.
Ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
Nhiều trường ĐH ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
Đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2021.
Bên cạnh các phương thức xét tuyển như dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập (học bạ), kỳ thi đánh giá năng lực… nhiều trường đã mở rộng ưu tiên xét tuyển thậm chí là tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế như A-Level, SAT… hoặc có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, IELTS…
Thông qua phương án tuyển sinh của các trường, có khoảng gần 50 trường đại học thông báo ưu tiên và xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 4.0 – 6.5.
Đơn cử một số trường như ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngoại giao, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương TP. HCM và gần 50 trường ĐH khác… lựa chọn xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp xét kết quả học tập và thi THPT.
Cụ thể, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 2021 chỉ tiêu dự kiến của Trường là 7.000 thí sinh. Trường dự kiến tuyển sinh theo 3 hình thức. Trong đó, phương thức 1 xét tuyển thẳng (dự kiến 10 – 20% tổng chỉ tiêu) theo hồ sơ năng khiếu dành cho đối tượng là học sinh lớp chuyên, học lực giỏi; Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành/chương trình đào tạo đối với thí sinh có chứng chỉ ACT, SAT, A-level đạt ngưỡng quy định của Trường; Xét tuyển thẳng vào các ngành/chương trình Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương); Phương thức này sẽ được triển khai sớm, trước khi kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra.
ĐH Bách Khoa Hà Nội dự kiến tuyển 7.000 chỉ tiêu năm 2021
Trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT (từ 1100/1600), A-Level, ACT (từ 22/36) và IELTS (từ 6.0) và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương.
Tương tự, các trường thành viên khác của ĐH Quốc gia Hà Nội một mặt vẫn xét tuyển theo phương thức khác như tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội, xét tuyển các kết quả thi chuẩn hóa quốc tế SAT, ACT, A-Level, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELST và tương đương, xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.
Các trường hot trong khối kinh tế như ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương Mại hay Học viện Ngoại giao đều mở rộng ưu tiên xét tuyển thậm chí là tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế như A-Level, SAT… hoặc có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, IELTS,…
Liệu có gây mất công bằng đối với một số thí sinh?
Câu hỏi đặt ra là: Việc mở rộng ưu tiên ưu tiên xét tuyển thậm chí là tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ liệu có gây ra sự mất công bằng với học sinh vùng nông thôn?
Theo thông tin tuyển sinh ĐH – CĐ, chính việc có ưu thế trong xét tuyển đại học nên đến thời điểm này, khoảng 50% trong số 300 học sinh lớp 12 của trường THPT Khoa học giáo dục đã đủ điều kiện tuyển thẳng vào các trường đại học nhờ chứng chỉ ngoại ngữ. Theo đại diện nhà trường, đây là kết quả hoàn toàn xứng đáng với nhóm học sinh này. Trong khi đó, ở nhiều trường phổ thông ở ngoại thành và các tỉnh khác, việc để có chứng chỉ ngoại ngữ còn khá lạ lẫm với nhiều phụ huynh lẫn học sinh vì không nắm chắc thông tin.
Câu chuyện của một phụ huynh ở ngoại thành của Hà nội chị Dung cho biết, từ đầu đã biết ĐH kinh tế quốc dân có tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ đánh giá năng lực quốc tế như A-Level, SAT… hoặc có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL, IELTS,… nên chị đã đầu tư cho đi ôn luyện Tiếng Anh để có chứng chỉ này.
Chi Dung chia sẻ, một thực tế rằng những học sinh khu vực ngoại ô như con chị khó có điều kiện về tài chính và môi trường học tập thuận lợi để ôn thi chứng chỉ TOEFL hay IELTS: “Cả lớp con tôi không có bạn nào có ý định thi để lấy chứng chỉ này, trung tâm luyện thi ở gần nhà cũng chưa có nên con chị hàng tuần đều phải tự đi xe máy vài chục Km để vào nội thành Hà Nội ôn thi”
PGS.TS Vũ Thị Hiền phát biểu về phương thức xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Vũ Thị Hiền, trưởng phòng quản lý đào tạo (Đại học Ngoại thương) cho rằng, ngoài yếu tố ngoại ngữ thì trường còn xét tuyển dựa trên các yếu tố năng lực khác. Chính vì thế cách xét của trường đại học Ngoại thương là kết hợp chứng chỉ quốc tế và các điều kiện khác như là điểm học bạ, chứng chỉ năng lực tiếng Anh,..
“Vì thế, điều kiện các chứng chỉ tiếng Anh không phải là điều kiện duy nhất nên việc lo ngại không công bằng là không xảy ra”- bà Hiền nhấn mạnh.
Theo Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, cũng không nghĩ có sự bất bình đẳng vì tổng chỉ tiêu xét tuyển vẫn là như vậy. Mặt khác, chúng ta còn có kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT và các trường đại học dành một tỉ lệ nhất định cho việc ưu tiên xét tuyển các thí sinh giỏi ngoại ngữ.
Nguồn: thptquocgia.org Tổng hợp