Ngành Kinh tế Chính trị mang sức hút bí ẩn với tiềm năng về cơ hội việc làm cùng tầm ảnh hưởng vô cùng lớn trong xã hội.
- Những điều cần biết về Ngành Toán Tin
- Tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp
- Tổng quan về ngành Kinh tế Nông nghiệp
Thông tin cơ bản về ngành Kinh tế Chính trị
1. Tìm hiểu ngành Kinh tế Chính trị
Kinh tế chính trị là một môn khoa học xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Học thuyết Kinh tế Chính trị nghiên cứu các hiện tượng kinh tế – xã hội để đưa ra các quy luật chung có thể áp dụng được vào các quá trình hoạt động kinh tế – xã hội nhằm phát triển nền kinh tế của một quốc gia.
Ngành Kinh tế Chính trị (tiếng Anh là Political Economy) là ngành đào tạo cử nhân Kinh tế Chính trị nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ sau đại học; có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có tri thức chuyên sâu về kinh tế chính trị, quản lý kinh tế và kinh tế học hiện đại; có lập trường chính trị vững vàng, có sức khỏe, có năng lực giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn trong sự nghiệp xây dựng đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.
Sinh viên học ngành nghề Kinh tế Chính trị được trang bị những kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội để có năng lực phân tích, đánh giá và tham gia hoạch định các chính sách kinh tế. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách hoặc quản lý kinh tế ở trung ương và địa phương… Khi được trang bị thêm một số kiến thức chuyên môn, cử nhân Kinh tế chính trị có thể làm việc tại các doanh nghiệp.
2. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Chính trị
Các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kinh tế Chính trị trong bảng dưới đây.
3. Các khối thi vào ngành Kinh tế Chính trị
– Mã ngành: 7310102
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế Chính trị:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
- C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Kinh tế Chính trị
Mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kinh tế Chính trị năm 201 khoảng từ 13 – 19 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Kinh tế Chính trị
Hiện chưa có nhiều trường đại học đào tạo ngành Kinh tế Chính trị, chỉ có các trường sau:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Kinh tế – Đại học Huế
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Ngành Kinh tế – Chuyên ngành Kinh tế Chính trị)
6. Cơ hội việc làm ngành Kinh tế Chính trị
Sinh viên theo học ngành Kinh tế Chính trị sau khi ra trường có thể đảm nhiệm các công việc sau:
- Làm việc trong các cơ quan nghiên cứu kinh tế, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam hoặc nước ngoài;
- Giảng viên trong các trường đại học và cao đẳng, trung cấp và trường chính trị tỉnh và các trung tâm chính trị huyện;
- Làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
- Phụ trách ở trang Kinh tế Chính trị của một số tờ báo;
- Làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể như: ban tuyên giáo các tỉnh, phòng tuyên giáo các huyện, ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, công đoàn, hội nghề nghiệp…
Ngành Kinh tế Chính trị đảm nhiệm nhiều vị trí sau khi tốt nghiệp
7. Mức lương ngành Kinh tế Chính trị
Hiện chưa có thống kê cụ thể mức lương của ngành Kinh tế Chính trị; tùy thuộc vào vị trí việc làm, đơn vị công tác, kinh nghiệm và năng lực bản thân mỗi người mà sẽ có mức thu nhập khác nhau.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kinh tế Chính trị
Theo giảng viên tuyển sinh đại học cao đẳng, để theo học và thành công trong ngành Kinh tế Chính trị, bạn cần có các tố chất sau:
- Tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc hiến pháp và pháp luật;
- Có ý thức phục vụ cộng đồng;
- Cần, kiệm, liêm, chính;
- Tinh tế và nhạy bén về chính trị;
- Tư duy độc lập, sáng tạo;
- Bản lĩnh chính trị vững vàng;
- Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề;
- Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi;
- Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc;
- Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;
- Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc;
- Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc.
Với những thông tin bài viết giới thiệu, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quan về ngành Kinh tế Chính trị và hy vọng sẽ giúp bạn có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp