Vượt qua kỳ thi THPT quốc gia và đỗ vào trường Đại học mà mình mong muốn là điều hạnh phúc mà nhiều sinh viên mơ ước, nhưng khi những ước mơ này mới bắt đầu thì đã bị cuộc sống sinh viên làm cho vỡ mộng.
- Các kỹ năng sống còn dành cho Tân sinh viên
- 5 kỹ năng mềm giúp mọi sinh viên ra trường có việc làm lương cao
- Sớm đưa công nghệ vào thí điểm thi THPT quốc gia
Ảnh minh họa:
Những nỗi ám ảnh mà sinh viên nào cũng gặp
Mùa tuyển sinh Đại học Cao đẳng năm nay đã dần đến hối kết, một thế hệ Tân sinh viên nữa lại bước vào cánh cổng trường Đại học, ở đó có đúng như bầu trời mộng tưởng mà khi ngồi ghế nhà trường mà chúng ta hằng mơ ước. Cùng xem những thống kê ám ảnh mà sinh viên ít nhất cũng gặp phải ở Đại học nhé!
Ngành học mông lung
Nỗi ám ảnh đầu tiên mà ít nhiều khi là tân sinh viên Đại học cũng đều gặp phải đó là định hướng ngành học. Ngành học quá mông lung. Mọi người cứ nhìn vào mà nghĩ mình học 1 ngôi trường điểm với 1 ngành đang hot thì chắc hạnh phúc lắm. Lúc đầu mình cũng tự nhận là vậy. Nhưng rồi chỉ sau một học kì mình vẫn không hiểu ngành mình sau này sẽ làm gì. Nghe nôm thì mọi người cứ bảo học Kinh tế quốc tế sau này sẽ làm xuất nhập khẩu cho các công ty nước ngoài. Có người thì lại bảo ngành mình làm gì mà chả được làm tôi thêm mông lung hơn.
Môn học trừu tượng
Trừu tượng không chỉ để chỉ các mông học thiên về lý thuyết như nguyên lý chủ nghĩa hay tư tưởng logic, toán xác xuất….của năm nhất. Mà thực tế hơn nữa khi nào năm 2, năm 3 với môn chuyên ngành thì vấn chưa thể tìm thấy đam mê nghề nghiệp của mình trong đó.
Deadline môn trở thành áp lực
Hầu như môn nào của tôi đều cũng lập nhóm, làm báo cáo, đồ án rồi thuyết trình. Có hôm 1 buổi tối mà phải họp ba môn về tới phòng cũng đã 12 giờ khuya. Tôi như mệt lã người và chẳng còn tinh thần làm gì. Thời gian làm bài tập nhóm thì cứ dao động trong vài tuần. Những ngày ăn ngủ cùng deadline làm tôi quên mất mình là ai. Đầu ốc tôi rồi bời cả bầu trời và stress cực độ. Ước gì quay lại thời cấp ba dù hàng ngày đều có nguy cơ trả bài, đều có khả năng kiểm tra. Nhưng có lẽ nó sẽ tốt hơn gấp hàng nghìn lần bây giờ.
Nhớ nhà triền miên
Có lẽ khi con người ta đã quá mệt mỏi với cuộc sống hiện tại thì họ sẽ quay về điểm xuất phát ban đầu. Khi rời khỏi nhà tôi đã tự nhủ là mình sẽ rất vui. Không còn ai quản thúc từng giờ, từng phút nữa. Nhưng khi xa rồi mới hiểu, nhà vẫn là nơi tốt nhất để về. Tôi nhớ những bữa cơm ấm ấp từ mẹ, nhớ con sông sau nhà, nhớ con đường thơm dịu mùi dừa, mùi lúa ngày nào. Nhưng tất cả chỉ là quá khứ.
Tìm một người bạn tri kỉ quả là quá khó giữa thành phố ồn ào.
Bạn bè lớp tôi đến từ tứ xứ của miền Tổ quốc. Tôi tự nhận mình có khả năng làm quen và bắt chuyện tốt với mọi người. Nhưng dù gì cũng chỉ là những câu chuyện xả giao. Bạn tên gì? Quê ở đâu? Có ở ký túc xá không…Bala các kiểu là vậy. Nhưng để tìm được 1 người bạn gọi là tri kỷ là 1 điều quá xa với với tôi. Những bạn bè cấp ba của tôi lúc này mỗi người ở 1 nơi muốn gặp nhau cũng không phải chuyện dễ dàng gì? Và tôi đã thực sự cô đơn giữa thành phố xa hoa này.
Ngoại ngữ và kẻ ngáng đường.
Kể cả bạn có vượt qua hết những nỗi ám ảnh trên đi chăng nữa thì nỗi sợ hãi, lo lắng mỗi khi nghe đến tên môn học. Nhiều sinh viên gọi đó là “kẻ ngáng đường”, và không ít sinh viên phải “ngậm đắng, nuốt cay” vì thi mãi không qua được môn tiếng Anh để được ra trường. Vậy lý do nào khiến cho môn học này trở thành nỗi ám ánh khôn nguôi và làm cách nào để vượt qua chướng ngại to lớn này?
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp