Viết văn nghị luận là một trong những phần thi không thể thiếu trong tổng thể của môn Văn trong Kì thi THPT Quốc gia năm 2020, vậy phải viết mở bài văn nghị luận như thế nào để hấp dẫn thu hút người đọc, người chấm?
- Ôn thi THPT quốc gia 2020: Tổng hợp 400 câu trắc nghiệm Tiếng Anh
- Top 5 ngoại ngữ cần thiết sinh viên nên học
- Đề cương ôn tập môn Văn lớp 12 học kỳ 1 năm học 2019 – 2020
Hướng dẫn viết mở bài văn nghị luận cho các thí sinh
Hướng dẫn viết mở bài văn nghị luận cho các thí sinh
Để có thể viết mở bài văn nghị luận một cách tốt nhất thì việc đầu tiên các thí sinh cần phải hiểu rõ được nguyên tắc để viết mở bài là ngắn gọn, hấp dẫn, chỉ ra hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung. Phải xác định vấn đề được nêu ở đề bài, là tác giả hay tác phẩm, là yêu cầu về nội dung hay hình thức, là đề đóng hay đề mở, là nghị luận xã hội hay nghị luận văn học. Sau khi xác định đúng vấn đề, phải có những kiến thức nền tảng cơ bản và khái quát nhất mới có thể viết mở bài văn nghị luận hay nhất.
Trong các đề thi môn văn ở kì thi THPT Quốc gia, dạng bài văn nghị luận xã hội thường hay nhận được sự quan tâm vì độ bao rộng của nó. Đề văn nghị luận xã hội thường chia làm hai loại chính là nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý và nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Ví dụ: Ai đó đã nói rằng Trên con đường thành công…”. Câu nói ấy đã để lại trong lòng mỗi người nhiều suy nghĩ sâu sắc. Cách làm này rất nhanh và dễ; tuy nhiên không phải dạng đề nào cũng áp dụng được. Với những câu khẩu hiệu như “tiền tài và hạnh phúc”… Cụ thể, 2 dạng mở bài nghị luận văn học như sau:
- Viết mở bài văn nghị luận trực tiếp: Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, bạn cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết. Nếu đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm thì mở bài phải giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, trích dẫn khổ thơ, hoặc giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Viết mở bài văn nghị luận gián tiếp: Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề (vấn đề cần nghị luận) để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc, tuy nhiên kiểu mở bài này dễ dẫn đến sự lan man, lạc đề cho bài viết.
Tham khảo một số cách mở bài chi tiết cho dạng văn nghị luận
Tham khảo một số cách mở bài chi tiết cho dạng văn nghị luận
Một số mẫu viết mở bài văn học nghị luận mà thí sinh có thể học thuộc và áp dụng trong phần mở bài của mình:
- Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó)
- Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Tác phẩm “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế.
Đặc biệt là trích đoạn….( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích)
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà.
”…….” Của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.
Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Theo chia sẻ của giảng viên Trường THPT Sài Gòn Ngoài ra các thí sinh muốn đạt được điểm cao môn văn học nên thường xuyên làm các dạng đề để ghi nhớ cách làm, cách dẫn dắt đưa nội dung kiến thức vào bài tạo sự hấp dẫn cho người đọc và người chấm.
Nguồn: thptquocgia.org