Chỉ còn gần 1 tháng nữa kỳ thi THPT Quốc Gia sẽ diễn ra, thí sinh cần làm gì để có thể đạt được điểm cao trong kỳ thi lần này và nắm chắc tấm vé vào cánh cổng trường Đại học.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Lên kế hoạch ôn tập hiệu quả trong tháng cuối trước kỳ thi THPT Quốc gia 2018
- Nóng: Đề thi thử môn Văn kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh Gia Lai
Thí sinh cần làm gì trong tháng cuối để có kết quả thi THPT Quốc gia tốt nhất?
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 là kỳ thi quan trọng để bước đầu định hướng cho sự nghiệp của tương lai. Những thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia lần này cần làm gì để có thể đạt được kết quả tốt nhất, cùng lưu ý một vài điều dưới đây:
Ôn tập các môn Khoa học Tự nhiên hiệu quả
Đối với môn Hóa học, ở các dạng bài có tính vận dụng cao học sinh cần nắm chắc các chuyên đề liên quan đến Peptit – Este thường kết hợp với các phản ứng thủy phân – đốt cháy, các bài tập về hợp chất vô cơ có nhiều quá trình diễn ra thường xử lý bằng sơ đồ hóa. Đặc biệt lưu ý các dạng câu hỏi này hay có nội dung đánh đố và gài bẫy thí sinh.
Đối với môn Vật Lý, khi làm bài thi môn này các em cần lưu ý ưu tiên những kiến thức cơ bản trước, không dành quá nhiều thời gian cho những câu hỏi mang tính vận dụng cao để tránh trường hợp mất điểm ở những câu dễ.
Đối với môn Toán, các em nên rà soát lại chương trình kiến thức lớp 10 và 11, với chương trình lớp 12 bạn nên nắm kỹ cả kiến thức cơ bản và nâng cao.
Môn Sinh Học kiến thức lớp 12 khá khó vì thế học sinh cũng nên dành nhiều thời gian để ôn luyện, đặc biệt là phần tính toán có liên quan đến gen và thế hệ con lai.
Đối với các môn Khoa học Xã hội
Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 chính thức bắt đầu. Đối với nhiều thí sinh, giai đoạn nước rút hiện nay có vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong kiến thức và kỹ năng làm bài. Làm sao để thực hiện điều đó một cách hiệu quả?
Đối với các môn Khoa học Xã hội
Trong tổ hợp Khoa học Xã hội, đối với bài thi môn Địa Lý, thí sinh cần nắm vững phương pháp sử dụng Atlat. Atlat được xem như quyển sách Địa Lý thứ hai và đồng thời cũng là tài liệu quan trọng trong phòng thi.
“Các thí sinh cần nằm lòng một số kỹ năng sử dụng Atlat như: Biểu hiện của các đối tượng Địa Lý, các ký hiệu trên Atlat, mối quan hệ của các ký hiệu. Ngoài ra thí sinh cũng cần chú ý một số kỹ năng khác như cách phân tích số liệu của một bảng báo cáo thống kê, cách nhận dạng biểu đồ, việc củng cố kiến thức sách giáo khoa cũng như kỹ năng Atlat có thể giúp thí sinh đạt được 8, 9 điểm trong kỳ thi sắp tới”,cô Nguyễn Thảo – giảng viên kênh online Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ với các thí sinh.
Đối với môn Ngữ Văn, các em vẫn nên tập trung vào kiến thức lớp 12 bởi theo đề minh họa của Bộ GD&ĐT, chương trình lớp 12 của câu 5 điểm vẫn là chủ đạo, tuy nhiên có sự liên tưởng, so sánh với chương trình lớp 11.
Theo góc sinh viên, một môn học mà thí sinh nhất định không thể lơ là chính là môn Tiếng Anh bởi đây là môn thi khá khó mà nhiều thí sinh ở các năm trước đã rơi vào tình trạng điểm liệt. Mỗi ngày các em nên dành 60 phút để học chuyên đề và làm bài tập môn Tiếng Anh.
Một số chuyên đề thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia như: các thì, so sánh, mệnh đề quan hệ, hài hòa chủ vị, câu bị động, động từ khiếm khuyết, câu gián tiếp, liên từ, giới từ. Đối với phần đọc hiểu, điền từ đoạn văn là phần mà các thí sinh hay gặp khó khăn nhất trong đề thi, vì các câu hỏi này liên quan đến từ vựng, liên kết ý và lập luận, cho nên học sinh phải thông thạo các từ vựng theo từng chủ đề và bối cảnh để dễ xử lí câu hỏi. Phần từ vựng, các em dành 30 phút mỗi ngày để học được 10 từ mới và 20 từ cũ.
Thời điểm hiện tại là thời điểm khá gấp rút đòi hỏi thí sinh cần tăng tốc ôn luyện để có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.
Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp