Bí quyết vàng để ăn điểm trắc nghiệm môn Địa lý

Việc củng cố kiến thức trong sách giáo khoa, thành thạo kỹ năng sử dụng Atlat… sẽ giúp các em học sinh có thể tự tin đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.

Bí quyết vàng để ăn điểm trắc nghiệm môn Địa lý

Bí quyết vàng để ăn điểm trắc nghiệm môn Địa lý

Năm 2018, cùng với môn Lịch Sử và GDCD, môn Địa Lý lại thi theo hình thức trắc nghiệm, nằm trong tổ hợp Khoa học Xã hội. Về hình thức, thi theo trắc nghiệm có thể dễ khiến học sinh đạt điểm tối đa hơn và tránh điểm liệt, song để đạt được điểm cao cũng là điều không dễ phụ thuộc khá nhiều vào việc thí sinh tập trung ôn luyện như thế nào.

Hệ thống kiến thức theo chủ đề, thành thạo phương pháp giải bài tập kỹ năng

Theo như đề minh họa của Bộ GD&ĐT trước đó, đề thi môn Địa Lý bao gồm 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và 40% ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Chương trình sẽ thi ở cả hai phần kiến thức lớp 11 và lớp 12 trong đó lớp 12 có 19 câu và lớp 11 có 6 câu.

Phần kỹ năng:

  • Kỹ năng sử dụng Atlat 10 câu (tự nhiên – dân cư: 5 câu, các ngành kinh tế: 3 câu, các vùng kinh tế: 2 câu)
  • Bảng số liệu thống kê: 2 câu
  • Kỹ năng biểu đồ: 3 câu (nhận xét biểu đồ, nhận dạng biểu đồ).

Hệ thống kiến thức theo chủ đề, thành thạo phương pháp giải bài tập kỹ năng

Hệ thống kiến thức theo chủ đề, thành thạo phương pháp giải bài tập kỹ năng

Thời điểm này chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, các em nên tập trung thời gian để ôn luyện kiến thức chắc chắn, hoàn thiện lại những kiến thức, kỹ năng và ôn tập theo các chủ đề để có hệ thống kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Cố gắng lập bảng biểu các vấn đề một cách ngắn gọn, dễ ôn tập, nắm được những nội dung cốt lõi cũng như cách để giải quyết từng vấn đề. Lưu ý dành nhiều thời gian để đọc đi đọc lại các nội dung ôn tập cũng như nội dung kiến thức cơ bản, số liệu, sau đó thử trình bày lại các nội dung đó ra giấy xem mình đã nhớ được gì và chưa nhớ gì để lưu ý có phương pháp học hiệu quả hơn.

Atlat Địa Lý được xem là cuốn sách giáo khoa thứ hai giúp các bạn thí sinh có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Các em cần nắm vững một số phương pháp sử dụng Atlat như; biểu hiện của các đối tượng địa lý, cách sử dụng Atlat, mối quan hệ giữa các đối tượng trên Atlat.

Ngoài ra học sinh cũng cần tranh thủ trau dồi thêm các kỹ năng địa lý như: cách phân tích số liệu biểu đồ, ghi nhớ các dấu hiệu nhận dạng biểu đồ.

Lưu ý khi làm bài trắc nghiệm môn Địa Lý

Lưu ý khi làm bài trắc nghiệm môn Địa Lý

Lưu ý khi làm bài trắc nghiệm môn Địa Lý

“Thời gian làm bài môn Địa Lý là 50 phút với 40 câu hỏi như vậy thời gian trung bình cho mỗi câu là 1ph15s đến 1ph25s. Nếu đã quá khoảng thời gian này mà vẫn chưa tìm được đáp án thì nên bỏ qua để đến câu tiếp theo, nếu còn thời gian sẽ quay lại vòng 2 cho những câu hỏi khó”, thủ khoa đầu vào năm 2017 của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.

Cũng như những môn thi khác thi theo hình thức trắc nghiệm, các em cần đọc kỹ qua một lượt các câu hỏi, câu nào dễ các em có thể làm bài của các em cũng sẽ thoải nhanh trước, càng làm được nhiều câu dễ thì tâm lý làm mái hơn.

Đối với những câu hỏi khó, trong trường hợp không tìm được đáp án thích hợp thì các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ hoạc khả năng phỏng đoán. Tuyệt đối không được bỏ qua bất cứ một câu hỏi nào bởi đối với đề thi trắc nghiệm “khoanh nhầm còn hơn bỏ sót”, mỗi câu hỏi đều có yếu tố may mắn.

Chú ý chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ, các em nên chuẩn bị từ 2-3 bút chì để có thể thay thế nếu bút bị gãy, đồng thời không quá nóng vội trong quá trình làm bài để có thể đạt kết quả tốt nhất.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *