Mô típ của đề thi trắc nghiệm Hóa học năm 2017 đã được Bộ công bố trong 2 đề thi thử nghiệm. Với những kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm Hóa dưới đây sẽ giúp thí sinh đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới
- Trọn bộ công thức giải nhanh hóa học cực hay cho kỳ thi THPT quốc gia.
- Tổng hợp những câu trắc nghiệm sinh học và di truyền thi thpt
- Mẹo xử lý bài thi Khoa học tự nhiên trong kỳ thi THPT
7 kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm hóa “xương máu” cho kỳ thi THPT quốc gia
7 kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm hóa cho kỳ thi THPT quốc gia
Thứ nhất, học sinh cần nắm vững các dạng bài Hóa học xuất hiện cao trong đề thi THPT quốc gia 2017 và các khái niệm cơ bản về nguyên tử và cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, vị trí các nguyên tố trong bảng. Những nội dung về liên kiên kết hóa học là cơ sở ban đầu xác định bản chất hóa học của các chất.
Thứ hai, trong nội dung môn hóa học thi thpt quốc gia thì nội dung phản ứng oxi hóa khử là loại phản ứng thường gặp, vì thế ta cần lưu ý.
Đặc biệt là phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxi hóa khử áp dụng trong việc giải những bài tập khó, đây là phương pháp mang tính kinh nghiệm cao.
Phương pháp bảo toàn electron trong phản ứng oxi hóa thường áp dụng cho các bài tập có nhiều phương trình phản ứng hoặc khó thiết lập các hệ phương trình đại số để tìm ẩn, theo các kỹ năng thông thường.
Thậm chí có những bài tập, nếu không áp dụng phương pháp này sẽ không thể giải quyết được. Khi đó, dựa trên nguyên tắc, trong phản ứng oxi hóa khử, tổng số mol electron mà chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận, khi đó ta sẽ thiết lập các hệ thức giữa các ẩn số, từ đó sẽ cho cách giải.
Ví dụ: Hòa tan a mol Fe và b mol Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được một hỗn hợp khí gồm c mol NO và d mol N2O. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm hệ thức liên hệ giữa a, b, c và d?
Khi giải bài tập này, nếu theo cách thông thường thì học sinh phải viết tới 4 phương trình phản ứng hóa học, do đó sẽ không thể tìm ra cách giải. Tuy nhiên, nếu giải theo phương pháp bảo toàn electron, ta thấy, trong quá trình phản ứng:
Do tổng số mol electron mà chất khử nhường luôn bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận nên ta có 3a + b = 3c + 8d.
Đây chính là hệ thức cần tìm theo yêu cầu của bài tập này. Như thế, phương pháp bảo toàn electron tỏ ra khá hữu hiệu trong việc giải bài tập về phản ứng oxi hóa khử.
Thứ ba: kỹ năng khi làm bài thi trắc nghiệm Hóa học đó là nội dung về axit sunfuric, thầy cô cùng học sinh lưu ý, nếu là axit loãng thì không có tính oxi hóa cao nên chỉ tác dụng được với những kim loại đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học của các kim loại.
Khi axit sunfuric ở thể đặc nóng thì có thể tác dụng được với hầu hết các kim loại trừ vàng và Platin. Đặc biệt, nếu là axit sunfuic đặc nguội, do tính thụ động nên không tác dụng được với nhôm và sắt.
Thứ tư, những nội dung cơ bản về axit và bazơ học sinh đã được tiếp cận ở bậc Trung học Cơ sở. Trong nội dung Hóa học ở bậc Trung học Phổ thông sẽ có định nghĩa về axit và bazơ khác với cách hiểu truyền thống.
Cụ thể, axit được định nghĩa là những chất có khả năng nhường proton (H+), còn bazơ là những chất có thể nhận proton (H+).
Ví dụ:
Axit: HCl ® H+ + Cl–
Bazơ: NaOH + H+ ® NaCl + H2O
Thứ năm, đối với axit nitric, đây là một axit có tính oxi hóa mạnh, có khả năng tác dụng với hầu hết các kim loại trừ vàng và Platin.
Tùy theo nồng độ và bản chất của chất phản ứng mà axit này có thể bị khử đến những sản phẩm khác nhau của Nitơ (NH4NO3, NO, NO2, N2O, N2).
Đặc biệt, do tính thụ động hóa nên axit nitric đặc nguội cũng không tác dụng với nhôm và sắt.
Cùng với những nội dung về axit nitric, ta cũng cần lưu ý về muối nitrat.
Các muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy và độ bền nhiệt của những loại muối này tùy thuộc vào các cation kim loại tạo muối. Cụ thể:
Thứ sáu, trong chương trình Hóa học trung học Phổ thông để ôn thi cho kỳ thi THPT quốc gia thí sinh cần đặc biệt lưu ý khi gặp những bài tập có nội dung cho khí CO2 tác dụng với dung dịch kiềm.
Khi đó, lượng kết tủa (CaCO3) thu được theo giả định của bài tập (nếu có) sẽ bằng lượng thu được ở phản ứng với CO2 ban đầu trừ đi lượng đã phản ứng với CO2 còn dư sau đó.
Thứ bảy, đối với kim loại là nhôm (Al) ta cần lưu ý tính lưỡng tính của kim loại này, đặc biệt là tính lưỡng tính của hai hợp chất nhôm oxit (Al2O3) và nhôm hiđroxit (Al(OH)3).
Ngoài ra, trong nội dung về kim loại sắt (Fe) ta cần lưu ý tính oxi khử và oxi hóa của Fe2+, tính oxi hóa của Fe3+. Có một kinh nghiệm là do tính khử của Fe+2 mà không thể tồn tại đồng thời AgNO3 và Fe(NO3)2 trong một dung dịch.
(Nguồn: THPTQUOCGIA.ORG)