Một trong những nét mới của kỳ thi THPT Quốc gia chính là các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân sẽ chuyển từ hình thức tự luận sang hình thức thi trắc nghiệm.
- Đề cương ôn tập môn Toán cho teen 2k thi học kỳ I năm 2017
- Phương pháp học giỏi môn Lịch sử cho teen 2k
- Soạn đề thi thử kỳ thi thpt quốc gia năm 2018
6 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia môn lịch sử
6 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia môn lịch sử
Các môn khoa học xã hội trong đó có lịch sử sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Vậy đề thi trắc nghiệm lịch sử sẽ có những câu hỏi như thế nào? Ban tư vấn Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ cung cấp cho các thí sinh 6 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử THPT Quốc gia 2018.
Từ đó, các bạn thí sinh có thể hiểu hơn về cách học để lấy được điểm. Học để thi trắc nghiệm không giống như với học để thi tự luận. Nếu như học đề thi tự luận, thí sinh có thể ôn “ tủ” một vài chủ đề để lấy điểm cao trên cơ sở đã học hết chương trình thì học để thi trắc nghiệm phải bao trùm toàn bộ chương trình và không bỏ sót bất cứ nội dung nào.
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng: 4 đáp án sẽ có 1 đáp án đúng, còn lại 3 đáp án là sai.
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng, đủ nhất: 4 đáp án có thể sẽ có nhiều đáp án đúng nhưng thí sinh phải lựa chọn đáp án đúng nhất, đủ nhất, quan trọng nhất.
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống): Trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiết một số cụm từ, 4 phương án sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng.
- Dạng câu hỏi yêu thí sinh nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự logic của các sự kiện, hiện tượng lịch sử, mốc thời gian lịch sử…
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản, rồi tìm ý chính của đoạn văn bản đó
Ví dụ: cho đoạn tư liệu sau: “ Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (theo Sách giáo khoa Lịch sử 12 hiện hành) là câu trích trong đoạn tài liệu nào dưới đây?
- “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.
- “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- “Toàn dân kháng chiến” của ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
- “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định.
Ví dụ: Nội dung nào dưới đây không phải là tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Dẫn đến tình trạng đối đầu giữa các cường quốc về vấn đề thuộc địa.
- Dẫn đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trên thế giới.
- Góp phần làm sói mòn trật tự thế giới hai cự Ianta.
- Sau khi độc lập, các nước tích cực tham gia đời sống chính trị thế giới.
Một số lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử
Một số lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử
Khi làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia hay các môn khác cũng vậy thí sinh phải biết phân tích và xử lý nhanh. Không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau.
50 phút với 40 câu hỏi thì thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho những câu hỏi khó mà mình không đủ kiến thức và sự tự tin. Thời gian trung bình mỗi câu khoảng 1,25 phút.
Tiếp theo, học sinh cần đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm “từ khóa”, có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lựa chọn phương án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem là cách để học sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức.
Nếu các em không nhớ chính xác các phương án trả lời một số câu hỏi thì không nên đoán mò hoặc làm theo kiểu “phủ xanh đất trống đồi trọc” một cách may rủi mà thí sinh cần dùng phương pháp loại trừ.
Để có thể đạt kết quả cao trong bài thi môn Lịch sử, các bạn hãy ôn luyện các dạng bài đã phân tích ở trên. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn luyện và biết cách ôn hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp