Thời gian tới, 3 trường đại học này sẽ “thoát” cơ chế chủ quản Bộ GD-ĐT nhằm đẩy mạnh tự chủ đại học.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Bao nhiêu điểm thì đỗ tốt nghiệp THPT năm 2018?
- “Cấm” các cửa hàng photocopy trong 3 ngày thi THPT quốc gia năm 2018.
3 Trường Đại học nào “thoát” cơ quan chủ quản Bộ GD&ĐT?
3 Trường Đại học nào “thoát” cơ quan chủ quản Bộ GD&ĐT?
Để đẩy mạnh tự chủ đại học và giúp các trường phát huy tối đa quyền tự chủ để phát triển, Bộ GD-ĐT đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sớm ban hành Nghị định về tự chủ ĐH thay thế cho Nghị quyết số 77.
Theo thông tin kỳ thi THPT Quốc Gia cho biết, Bộ GD&ĐT đã chủ động yêu cầu 3 cơ sở giáo dục đại học xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản. Cụ thể, 3 trường gồm: Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế TP.HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Bộ cho rằng, cơ chế “cơ quan chủ quản” thể hiện sự can thiệp của cơ quan quản lý vĩ mô vào các vấn đề tự chủ, đặc biệt là bộ máy tổ chức, nhân sự và đầu tư của nhà trường.
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chủ trương đẩy mạnh hơn nữa việc tự chủ của các trường, để tiến tới thoát dần “cơ quan chủ quản”.
Tự chủ Đại học
Đề nghị thay đổi quyết định số 77/NĐ-CP
Theo thông tin mà ban tư vấn Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được, Nghị quyết số 77/ NQ-CP của chính phủ năm 2014 về việc đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong giai đoạn 2014 – 2017, đến thời điểm hiện tại đã có 23 cơ sở giáo dục được giao thí điểm để đổi mới cơ chế hoạt động về thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy nhân sự, tài chính, học bổng, học phí và cơ chế giám sát.
Được biết, khi các trường thực hiện việc tự chủ các thủ tục hành chính của các trường Đại học sẽ được giảm bớt, thời gian mở ngành và xác định các chỉ tiêu tuyển sinh cũng như quy định về đào tạo sẽ được rút ngắn , điều này sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển nguồn nhân lực ở các trường.
Không chỉ vậy các cơ sở giáo dục còn chủ động tái cấu trúc lại bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự, mở rộng lực lượng giảng viên, số lượng giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng lên, tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Đề nghị thay đổi quyết định số 77/NĐ-CP
Tuy nhiên, theo ông Hoàng Đức Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Cao đẳng Y Dược Hà Nội, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc tự chủ vẫn tồn tại nhiều vướng mắc như một số trường chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức của nhà trường theo quy định, chưa ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường, hình thức hoạt động của Hội đồng trường chủ yếu bằng các cuộc họp, vai trò giám sát của Hội đồng trường khá mờ nhạt, nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội đồng trường phụ thuộc vào kinh phí của nhà trường do Hiệu trưởng quyết định.
Các nguồn thu từ học phí, lệ phí vẫn là nguồn thu chính của các trường tự chủ, chiếm trên 70% tổng thu của các trường, điều này là rủi ro khi nguồn thu phụ thuộc nhiều vào tình hình tuyển sinh.
Bộ GD&ĐT thừa nhận cơ thế cơ quan chủ quản với sự can thiệp của cơ quan quản lý vĩ mô liên quan đến các vấn đề tự chủ vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ.
Vì thế Bộ đã yêu cầu 3 trường Đại học là Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế Tp.HCM và Đại học Bách Khoa Hà Nội xây dựng đề án cơ chế không trực thuộc cơ quan chủ quản là Bộ GD&ĐT. Để đẩy mạnh cơ chế tự chủ đại học, giúp các cơ sở phát huy được tối đa quyền tự chủ để phát triển Bộ cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành quy chế mới thay cho Nghị định 77/ NĐ-CP.
Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp