Mới đây 10 Trường Đại học thuộc khối ngành Kinh tế đã ký kết công nhận tín chỉ học tập của nhau, sinh viên của 10 cơ sở giáo dục có thể đến học 1 – 2 học kỳ tại Trường khác trong nhóm và được tham gia nhiều chương trình trải nghiệm khác.
- Nhiều trường đại học Việt Nam thăng hạng trong top châu Á
- Đã có 12 trường Đại học thông báo lịch nghỉ tết Nguyên đán năm 2023
- Trong năm 2023 công tác tuyển sinh đại học có gì thay đổi?
Lãnh đạo 10 trường Kinh tế ký thỏa thuận hợp tác sáng 29/10
10 Trường Kinh tế công nhận tín chỉ của nhau
Theo thông tin Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được: Sáng ngày 29/10 tại Hà Nội, 10 Trường Đại học thuộc khối ngành Kinh tế đã ký kết thoả thuận hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Các trường này đã thoả thuận với nhau và gửi bản thoả thuận cho báo chí, với chương trình đào tạo hệ chính quy, sinh viên của 10 Trường sẽ được đăng ký học tập ở các trường trong nhóm 1 – 2 học kỳ, được thực tập, nghiên cứu cùng sinh viên của trường tiếp nhận, mỗi học kỳ từ 12 – 25 tín chỉ.
Trường tiếp nhận sẽ có trách nhiệm cung cấp bảng điểm học tập, rèn luyện và xác nhận hoàn thành chương trình cho sinh viên. Trường cử đi sẽ có trách nhiệm công nhận, miễn hoặc chuyển đổi kết quả học tập của các học phần mà sinh viên đã hoàn thành tại Trường tiếp nhận (kể cả học phần bắt buộc và tự chọn), hoặc có trách nhiệm tính điểm rèn luyện cho sinh viên nếu có tham gia các hoạt động ngoại khoá theo quy định.
Danh sách gồm có 10 Trường sau:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
- Trường Đại học Ngoại thương.
- Trường Đại học Kinh tế TPHCM.
- Trường Đại học Thương Mại.
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế.
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng.
- Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG Hà Nội.
- Học viện Ngân hàng.
- Học viện Tài chính.
- Học viện Chính sách và Phát triển.
Sinh viên giữa các trường sẽ được giao lưu, trải nghiệm và học hỏi lẫn nhau
Lợi ích của việc công nhận tín chỉ lẫn nhau đối với các Trường và sinh viên
Sinh viên chỉ đóng học phí theo số tín chỉ đăng ký học tập tại Trường cử đi, không đóng cho Trường tiếp nhận. Sinh viên sẽ được Trường tiếp nhận hỗ trợ Ký túc xá và các các điều kiện cần thiết khác, tuy nhiên sinh viên sẽ tự chi trả chi phí sinh hoạt cá nhân.
Sinh viên sẽ được tham gia các khoá ngắn ngày (từ 3 – 8 tuần) vào mùa hè để giao lưu, trải nghiệm và học hỏi để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý và kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hoá và những biến động của môi trường kinh doanh để có những sự thay đổi thích ứng tốt hơn. Dự kiến khoá sẽ được bắt đầu từ hè năm học 2022 – 2023 tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM và sẽ các Trường sẽ luân phiên nhau tổ chức các chương trình tiếp theo.
Bên cạnh đó, 10 Trường Kinh tế còn tổ chức các khoá học chung, mời giảng viên của nhau cùng nhau tham gia giảng dạy, chia sẻ bài giảng điện tử và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và tư vấn; tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế.
Theo GS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đánh giá: Thoả thuận này sẽ tạo cho sinh viên có cơ hội được học tập, trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau, giúp tăng cao cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, các Trường cũng có thể chia sẻ nguồn lực giảng viên của nhau để cùng nhau phát triển đào tạo đạt chuẩn Quốc tế.
Theo PGS.TS Đoàn Ngọc Phi Anh – Trưởng Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng cho biết: Đây là một hoạt động bình thường của các Trường Đại học trên thế giới hiện nay. Còn tại Việt Nam, bây giờ sẽ trở nên thuận lợi với Quy chế 08 năm 2021 của Bộ GD & ĐT về đào tạo trình độ Đại học. Và hầu hết các Trường thuộc khối ngành Kinh tế hiện nay về chương trình đào tạo đều đã được kiểm định, có nhiều điểm chung nên việc công nhận tín chỉ của nhau cũng dễ thực hiện hơn.
Trước đó, đầu năm ngoài cũng đã có 7 Trường Kỹ thuật lớn của cả nước cũng ký hợp tác toàn diện, hướng tới hình thành nhóm tiên phong trong giảng dạy, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Nguồn: thptquocgia.org tổng hợp