Năm 2022 tuyển bổ sung đợt 2 vẫn không đủ chỉ tiêu, thậm chí có ngành không có thí sinh trúng tuyển, đến thời điểm này nhiều trường ĐH tiếp tục thông báo tuyển bổ sung đợt 3 với hàng trăm chỉ tiêu.
- Đại học Văn hoá TPHCM thông báo tuyển bổ sung 230 chỉ tiêu năm 2022
- Xét tuyển đại học bằng phương thức học bạ: Cần đánh giá thực chất
- Kỳ tuyển sinh năm 2023 cần điều chỉnh gì cho hợp lý?
Đại học Tân Trào thông báo tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 3
Theo ghi nhận của ban tuyển sinh Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hầu hết các ngành đào tạo vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu như các ngành KH cơ bản hoặc những ngành thuộc các trường ngoại tỉnh.
Trường ĐH Tân Trào tiếp tục thông báo tuyển bổ sung đợt 3 ở cả 2 PTXT: Dựa vào kết quả thi TN THPT năm 2022 và kết quả học tập năm lớp 12 bậc THPT. Trong đó, ngành GD mầm non, trường xét tuyển bổ sung ở cả 2 PTXT với 228 chỉ tiêu.
Đây là ngành đang thiếu nhân lực nhưng năm 2022 tuyển sinh số lượng thí sinh trúng tuyển đợt 1 của trường không nhiều. Đợt xét tuyển bổ sung trước, trường phải xét bổ sung 315/350 chỉ tiêu.
Một số ngành đào tạo khác, lượng thí sinh trúng tuyển cũng rất ít như: CT (chính trị) học. Lâm sinh, SP Sinh học, Chăn nuôi, QL văn hóa, KH cây trồng, công tác xã hội, QL đất đai. Đáng chú ý, các ngành KT nông nghiệp, kinh tế đầu tư, Tâm lý học đợt 1 không có thí sinh nào trúng tuyển.
Thông báo từ Trường Đại học Tân Trào sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đợt 3 từ nay đến hết 17 giờ ngày 30/10/2022.
Cũng theo thông tin ban biên tập – truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur ghi nhận, tuyển sinh đợt 3 của Trường ĐH Tây Nguyên năm 2022 tiếp tục tuyển bổ sung 513 chỉ tiêu cho 22 ngành đào tạo. PT xét tuyển là xét dựa vào điểm thi TN Trung học phổ thông năm 2022 và xét kết quả học bạ bậc Trung học phổ thông.
Trước đó, công bố danh sách trúng tuyển đợt 2 của trường có 317 thí sinh thì nhóm ngành đào tạo có lượng thí sinh trúng tuyển ở đợt 1 rất thấp, số TS trúng tuyển cũng chỉ một vài em.
Trong đó, ngành Chăn nuôi chỉ có 1 thí sinh trúng tuyển (đợt 1 có 8 TS). Ngành KH cây trồng tuyển được 1 TS (đợt 1 có 4 SV). Ngành Lâm sinh ở cả 2 đợt tuyển được 6 thí sinh (Mỗi đợt có 3 TS). Ngành KT nông nghiệp đợt xét tuyển thứ 2 có thêm 5 TS (đợt 1 tuyển được 12 SV). Ngành CN Sinh học đợt 2 tuyển được thêm 5 thí sinh…
Thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tại Trường Đại học Hà Tĩnh, các ngành KT Nông nghiệp, KH cây trồng, KT xây dự mặc dùng sử dụng nhiều PT nhưng không có thí sinh trúng tuyển, một vào ngành chỉ có 1, 2 thí sinh.
Tương tự, Trường Đại học Quy Nhơn cũng có ngành học chỉ có 2 TS trúng tuyển là ngành KH Vật liệu. Ít thí sinh túng tuyển, nhà trường đã quyết định dừng mở ngành năm nay, vận động thí sinh chuyển sáng học ngành khác.
Tại Trường Đại học Đà Lạt, một số ngành chỉ có 1, 2 thí sinh trúng tuyển như: Công nghệ sau thu hoạch 1 TS, ngành Sinh học 2 TS, ngành Vật lý học 2 TS, ngành CN kỹ thuật môi trường 5 TS…
Nhiều trường Đại học ở một số địa phương khác cũng rơi vào tình trạng có ngành số thí sinh trúng tuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhận định về việc nhiều trường năm nay bị “vỡ trận” trong tuyển sinh, đại diện một số trường ĐH cho rằng, như những năm trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ lọc ảo và trả điểm chuẩn cho các trường ở PT xét điểm thi TN THPT. Còn lại số thí sinh trúng tuyển ở các phương thức xét tuyển sớm (học bạ, ĐGNL…) do các trường chủ động quyết định. Điều này giúp các trường cũng nắm được số chỉ tiêu còn lại để xác định điểm sàn và chỉ tiêu xét tuyển ở phương thức xét điểm thi THPT.
Tuy nhiên năm nay tất cả các PTXT đều được Bộ GD-ĐT lọc ảo chung, các trường hoàn toàn không xác định điểm sàn và điểm chuẩn trước vì không lường được lượng thí sinh ảo ở nhiều phương thức. Điều này vô tình dẫn đến việc các trường đưa mức điểm cao nhưng không tuyển đủ chỉ tiêu, khó khăn nhất vẫn là các trường đại học ở top giữa và cuối.
Để hạn chế tình trạng một số ngành học không có thí sinh trúng tuyển, các chuyên gia giáo dục cho rằng, các trường phải có kế hoạch tuyên truyền hoặc công tác hướng nghiệp hiệu quả hơn để thí sinh cũng như phụ huynh có cái nhìn tích cực, đầy đủ hơn về một số ngành nghề có tính đặc thù.
Nguồn: thptquocgia.org Tổng hợp