Các kỳ thi ĐGNL của ĐH Quốc gia TPHCM, ĐHQG Hà Nội và kỳ thi ĐGTD của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội dự báo thu hút lượng lớn thí sinh tham gia dự thi và nhiều trường ĐH lấy kết quả để xét tuyển.
- Đại học Quốc Gia TPHCM và Đại học Quốc Gia Hà Nội công nhận điểm của nhau
- Sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới năm 2023
- Tuyển sinh 2023: Ngành sức khỏe và giáo viên dự kiến không đào tạo từ xa
Xây dựng bộ công cụ chuyển đổi điểm giữa hai bài thi ĐGNL
Theo tin tức ban tuyển sinh Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, năm 2023 hai Trường ĐHQG (Đại học Quốc gia) thông nhất chủ trương công nhận kết quả thi ĐGNL (đánh năng lực) của nhau để tuyển sinh. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm tính thống nhất 2 đơn vị sẽ xât dựng bộ công cụ chuyển đổi thang điểm giữa 2 bài thi.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc TT Kiểm định chất lượng, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết với chủ trương này, thí sinh có thể sử dụng điểm thi ĐGNL của Đại học QG TPHCM để xét tuyển vào một số trường tuyển sinh dựa vào điểm thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội và ngược lại.
Bài thi ĐGNL (đánh giá năng lực) của 2 trường tương đồng nhau, đều đánh giá năng lực cơ bản của thí sinh theo TS Nguyễn Quốc Chính cho biết. Điểm khác biệt là bài thi ở Đại học Quốc gia Hà Nội giống với bàu thi ĐGNL SAT (Scholastic Aptitude Test) của Mỹ, còn ở Đại học Quốc gia TPHCM tương tự bài thi ĐGNL của Anh (TSA – Thinking Skills Assessment). Ngoài ra, thang điểm Đại học QG Hà Nội là 150, còn của ĐH Quốc gia TPHCM là 1.200. Vì lẻ đó sẽ cần có 1 công thức quy đổi, làm căn cứ để hai bên sử dụng kết quả thi của nhau.
Với chủ trương này GS.TS Nguyễn Tiến Thảo Giám đốc TT Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm: Việc tiến hành xây dựng bộ công cụ chuyển đổi thang điểm giữa 2 bài thi ĐGNL của hai Đại học Quốc gia dựa trên ứng dụng thành tự khoa học đo lường trong lĩnh vực khảo thí, nhằm tạo điều kiện cho tất cả thí sinh tại các vùng miền khác nhau đều tiếp cận được các bài thi ĐGNL mà không phải dự thi nhiều lần, nhiều bài thi.
Thêm vào đó, bài thi ĐGNL thiết kế đánh giá năng lực nên việc thí sinh tham gia dự thi nhiều lần (hay nhiều bài thi) đều không cải thiện điểm số và ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh khác muốn dự thi nhưng không thể đăng ký thi.
Thí sinh đợi chờ để vào phòng thi trong kỳ thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội
Hơn nữa, các năm trước đây nhiều trường sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh nhưng khó có thể đối chiếu được điểm giữa các thí sinh tham gia xét tuyển bằng các bài thi ĐGNL thì nay có thang điểm chuyển đổi, đối sáng. Vậy nên, việc nghiên cứu xây dựng thang điểm chuyển đổi giữa 1 bài thi ĐGNL không chỉ mang lại lợi ích cho thí sinh mà còn tạo thuận tiện cho các cơ sở đào tạo Đại học.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thảo cũng phân tích thêm: “Việc thi và tuyển ở Đại học Quốc gia Hà Nội là tách biệt nhau hoàn toàn. Với việc cung cấp thang điểm giữa 2 bài thi sẽ góp phần giúp CSĐT (cơ sở đào tạo) có thể dùng đồng thời 2 bài thi để xét tuyển dựa vào kết quả thi ĐGNL, làm giảm số lượng những phương thức xét tuyển của các trường.”
Theo thông tin ban truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật được biết, kỳ tuyển sinh năm 2022, Đại học QG Hà Nội tiếp tục triển khai các đợt thi ĐGNL từ tháng 3 đến tháng 6 với quy mộ dự kiến 100.000 lượt thi tại 8 tỉnh/TP trên toàn cả nước gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hưng Yên.
Tương tự, Đại học Quốc Gia TPHCM dự kiến tổ chức 2 đợt thi ĐGNL tại 17 tỉnh/TP như năm 2022, đồng thời sẽ xem xét mở rộng thêm các địa điểm thi để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thí sinh tham gia đăng ký thi.
Nguồn: thptquocgia.org Tổng hợp