Hơn 300 câu trắc nghiệm lịch sử thpt quốc gia được tổng hợp dựa trên những mức độ quan trọng và tần suất xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia để thí sinh tham khảo trước khi đi thi.
- Tóm gọn 200 câu trắc nghiệm Lịch sử 12 Thế giới 1945 -2000
- 40 câu trắc nghiệm Lịch sử của đề thi thử THPT quốc gia 2017
- Bí quyết học môn lịch sử để đánh trắc nghiệm cấp tốc
Tổng hợp các câu trắc nghiệm lịch sử thpt quốc gia để ôn tập nước rút
350 câu trắc nghiệm lịch sử thpt quốc gia để ôn tập nước rút
Thí sinh cũng có thể tải về đầy đủ ” 350 câu trắc nghiệm Lịch sử thpt quốc gia để ôn tập nước rút” để ôn luyện và phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới tại đây: 350 câu trắc nghiệm Lịch sử thpt quốc gia để ôn tập nước rút
Ôn thi Lịch sử THPT quốc gia tốt phải hiểu cấu trúc đề thi
Chưa cần quan tâm đến nội dung, đầu tiên để ôn thi tốt các thí sinh, học sinh cần hiểu và có sự hình dung tổng quát nhất về đề thi môn Lịch sử.
Thứ nhất đó là về cấu trúc:
Theo cấu trúc đề thi mà Bộ đã công bố dựa trên đề thi minh họa cũng như đề thi thực nghiệm, các câu hỏi môn Lịch sử sẽ chia thành hai phần chính là Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.
- Phần Lịch sử Việt Nam sẽ bao gồm 28 câu (chiếm 7 điểm).
- Phần Lịch sử thế giới 12 câu (chiếm 3 điểm).
Bởi vậy, các em học sinh nên đầu tư nhiều thời gian hơn để ôn tập phần Lịch sử Việt Nam.
Thứ hai đó là về thời gian cho một câu hỏi:
Tính theo đề thi và thời gian toàn bộ môn thi Lịch sử có 40 câu. Thời gian làm bài là 50 phút. Như vậy, thí sinh có khoảng hơn một phút (1’ 15”) để trả lời một câu hỏi. Nếu thí sinh và học sinh dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi, nguy cơ làm bài không kịp sẽ rất cao.
Bởi vậy, không chỉ nắm vững kiến thức, điều cần thiết đối với các em học sinh chính là tư duy nhạy bén và chính xác.
Năm nay tỷ lệ thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Xã hội cũng như môn thi Lịch sử để xét tuyển vào các trường Đại học tăng đột biến. Đây được cho là tín hiệu tích cực khi học sinh đã bắt đầu quan tâm đến môn học Lịch sử, nhất là khi thay đổi hình thức từ tự luận sang hình thức thi Trắc nghiệm khách quan.
Nguồn: THPTQUOCGIA.ORG