Truyền thông quốc tế đang là ngành nghề tương đối mới nhưng thu hút đông đảo sinh viên theo học tại các trường đại học trên cả nước. Ngành Truyền thông quốc tế đạo tạo ra những cử nhân truyền thông chuyên nghiệp phục vụ cho công tác thông tin đối ngoại, bá chí, ngoại giao, quan hệ công chúng…
- Những điều cần biết về Ngành Toán Tin
- Tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp
- Tổng quan về ngành Kinh tế Nông nghiệp
Ảnh minh họa.
Truyền thông quốc tế là gì?
Truyền thông quốc tế là một mảng của truyền thông với mục đích chính là truyền tải thông tin đến nhóm đối tượng ở nước ngoài và xuyên biên giới. Để làm được điều này, người học truyền thông quốc tế buộc phải hiểu rõ các khía cạnh khác như văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế và mọi thứ liên quan đến môi trường mục tiêu thì mới có thể truyền đạt thông tin mong muốn một cách phù hợp và hiệu quả. Truyền thông quốc tế có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như biển hiệu quảng cáo, diễn văn chính trị, bài báo, bài đăng trên mạng xã hội, thông cáo báo chí, sách ảnh và hơn thế nữa. Chẳng hạn như trong đại dịch Covid-19, thông tin về dịch bệnh đã được cập nhật liên tục cho mọi người trên toàn thế giới thông qua ứng dụng mạng xã hội, báo chí và truyền hình.
Đây là ngành học lý tưởng cho những bạn yêu thích làm việc trong môi trường đa dạng văn hóa và có năng khiếu nhất định trong việc giao tiếp thông qua ngôn ngữ nói, viết hoặc hình ảnh. Vì làm việc trong môi trường đa văn hóa nên kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác cũng rất quan trọng trong lĩnh vực này. Bạn nhất định phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ thì mới có thể giao tiếp với những người đến từ quốc gia khác một cách hiệu quả nên cần có niềm yêu thích học tiếng nước ngoài.
Ngành Truyền thông quốc tế thường có những môn gì?
Đầu vào tuyển sinh là những thí sinh tốt nghiệp THPT quốc gia. Sau đó sinh viên sẽ được trải nghiệm các môn học thường xuất hiện trong ngành này có thể được chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn như nhóm các môn đại cương (Các vấn đề toàn cầu, Chính trị quốc tế…), nhóm các môn chuyên ngành (Luật, Chiến lược truyền thông, Truyền thông số, Truyền thông liên văn hóa…) và nhóm kỹ năng (Tin học, Tiếng Anh, Tra cứu thông tin, Lãnh đạo…).
Sau khi tốt nghiệp ngành Truyền thông quốc tế, bạn có thể chọn theo đuổi các công việc trong lĩnh vực quảng cáo, quan hệ công chúng, báo chí, xuất bản, truyền thông kỹ thuật số hay bất cứ ngành nghề nào đòi hỏi có hợp tác với các bộ phận ở nước ngoài. Với các kỹ năng học được trong ngành, bạn sẽ có nhiều cơ hội để làm việc trong nhiều vị trí tại các công ty tư nhân, chính phủ hay phi lợi nhuận.
Chẳng hạn như bạn có thể đầu quân vào bộ phận truyền thông cho các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường ra nước ngoài hoặc công ty quốc tế đang mong muốn đầu tư phát triển vào Việt Nam. Nhờ có thế mạnh ngoại ngữ, bạn hoàn toàn có thể chuyển hướng sang công việc biên phiên dịch nhiều thử thách cho các khách hàng quốc tế lẫn nội địa. Sau một thời gian làm nghề với nhiều kinh nghiệm thực tế, bạn cũng có thể cân nhắc trở thành giảng viên để truyền đạt những kinh nghiệm mình có cho thế hệ sau.
Nên học Truyền thông quốc tế ở đâu?
Tên ngành vốn có chữ “quốc tế” nên tất nhiên bạn chọn con đường du học ngành này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn. Chẳng hạn như bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với bạn bè khắp năm châu ngay trong quá trình học để làm quen với việc giao tiếp hiệu quả bất kể đối phương có những khác biệt nhất định về văn hóa, lối sống và quan điểm. Những trải nghiệm này sẽ giúp bạn trở nên dạn dĩ và tự tin hơn khi làm nghề sau này.
Nói như vậy không có nghĩa chọn học Truyền thông quốc tế ở Việt Nam sẽ hoàn toàn vô ích. Chọn học ngành này ở Việt Nam vẫn sẽ cho bạn một số góc nhìn hữu ích để có thể áp dụng cho môi trường làm việc ở trong nước. Tuy nhiên tốt nhất thì bạn vẫn nên tìm cơ hội xuất ngoại để giao lưu và tích thêm trải nghiệm cho nghề. Ví dụ như bạn có thể chọn học chương trình 2 + 2 vừa học ở Việt Nam vừa học ở nước ngoài hoặc tham gia các khóa trao đổi thanh niên ngắn hạn do chính phủ nước ngoài tài trợ.
Nguồn: Tuyển sinh số –Trường Cao đẳn Y dược Pasteur tổng hợp.