Hiện nay, ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam chưa được nhiều bạn trẻ biết đến. Vậy ngành này học những gì và sau khi ra trường làm gì là vấn đề mà nhiều phụ huynh và thí sinh thắc mắc khi lựa chọn ngành học.
- Những điều cần biết về Ngành Toán Tin
- Tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp
- Tổng quan về ngành Kinh tế Nông nghiệp
Tìm hiểu ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Tìm hiểu ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
- Ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam (tiếng Anh là Vietnamese Language and Culture) là ngành tập trung đào tạo các hoạt động về quản lý văn hóa, du lịch, bảo tàng, hoạt động về truyền thông báo chí và nghiên cứu sâu về con người, khoa học, xã hội Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử. Từ đó, góp phần bảo tồn những giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một trong xu thế hội nhập toàn cầu.
- Học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, các bạn sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, về văn học văn hóa Việt Nam. Và đào tạo thêm ngoại ngữ, tin học giúp sinh viên có thể hội nhập nhanh chóng với xu hướng phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Bên cạnh đó, là rèn luyện thêm kỹ năng nhận diện, soạn thảo văn bảo, cách tác nghiệp báo chí cơ bản, cách giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu về tiếng Việt.
- Theo học ngành này, sinh viên còn được cung cấp các phương pháp phát hiện, giải quyết, khắc phục vấn đề như : quan sát, phát hiện, sưu tầm, tổng hợp tài liệu. Đặc biệt hơn là các kỹ năng chuyên ngành báo chí như : quay phim, chụp ảnh, đọc dẫn, MC chương trình, Marketing…; được học thêm cách quản trị, quản lý các công tác văn phòng, giảng dạy môn Ngữ văn; được tham gia các lễ hội lớn, hoạt động du lịch, văn hóa di sản…
Các khối thi vào ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
– Mã ngành: 7220101
– Các tổ hợp môn xét tuyển:
- A07 (Toán, Lịch sử, Địa lí)
- C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí)
- C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)
- C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)
- D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
Điểm chuẩn ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Điểm chuẩn ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam khá cao từ 14 – 22 điểm, vì đây là ngành đòi hỏi lượng lớn kiến thức về văn hóa xã hội, khoa học nhân văn.
Các trường đào tạo ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Theo giảng viên tuyển sinh Đại học Cao đẳng, hiện nay, ở nước ta có rất ít trường đào tạo ngành tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, chỉ có các trường sau:
- Đại học Hà Nội
- Đại học Sư phạm TP. HCM
- Đại học Cửu Long
- Đại học Bạc Liêu
- Đại học Nguyễn Tất Thành
Cơ hội việc làm của ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam có cơ hội làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc lĩnh vực về văn hóa – xã hội như: Sở Văn hóa, thể thao, du lịch, các tòa soạn báo chí, Đài truyền hình, Đài phát thanh… Hoặc có thể nghiên cứu về khoa học, nhân văn như: Phòng giáo dục, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề. Cụ thể:
- Chuyên viên nghiên cứu về ngôn ngữ học, về văn học nghệ thuật. Ví dụ như: nghiên cứu ngôn ngữ học tại trường học, viện bảo tàng văn hóa…
- Làm phóng viên chuyên mục ngôn ngữ học, văn hóa, du lịch. Ví dụ như: Phóng viên mảng du lịch Kenh14.vn, phóng viên mảng giáo dục báo Vietnamnet, Phóng viên báo Du lịch Việt Nam, hay tạp chí ngành liên quan.
- Biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí truyền thông. Ví dụ: Biên tập viên mục du lịch, mục văn hóa xã hội tại báo Đời sống pháp luật, báo Vnexpress… hay biên tập các kênh truyền thông liên quan đến ngành học.
- Nhân viên tại các công ty, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Ví dụ như: Nhân viên truyền thông – xã hội, nhân viên biên dịch truyện, nhân viên soạn thảo sách…
- Ngoài ra, các bạn cơ hội làm việc tại các cơ quan ngoại giao từ trung ương đến địa phương, các cơ quan đại diện của Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức liên chính phủ,..
Mức lương của ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Mức lương của ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Mức lương ngành nghề Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam dựa theo kinh nghiệm và năng lực của mỗi cá nhân. Cụ thể:
- Với người chưa có kinh nghiệm mức lương dao động từ 6 – 8 triệu/tháng.
- Những người có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương từ 9 – 12 triệu.
- Cá nhân có thâm niên từ 3 – 5 năm hoặc trên 5 năm mức lương sẽ rất cao từ 15 – 25 triệu/tháng.
Những tố chất cần có để theo học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam
Để theo học ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam bạn cần phải có những tố chất sau:
- Người có trình độ tiếng Việt, thông thạo về kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Có kiến thức về mảng tin học văn phòng.
- Kiến thức về nghiên cứu khoa học, kinh tế, lịch sử, văn hóa, lễ hội, phong tục của Việt Nam.
- Nhanh nhạy trong nhận thức thông tin thế giới và biết phân tích sự kiện trong nước, ngoài nước.
- Khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn, giúp nghiên cứu ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa một cách chính xác, tỉ mỉ.
- Chăm chỉ, kiên trì và sáng tạo.
- Năng động, tự tin và có kỹ năng giao tiếp tốt.
Chắc hẳn những thông tin bổ ích trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành Tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học phù hợp nhé!
Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp