Sau kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, nhiều thí sinh dở khóc dở cười vì đề thi khó, kiến thức rộng, thời gian làm bài ngắn dẫn đến kết quả không như mong muốn. Liệu các thế hệ sau còn phải “cõng” bao nhiêu áp lực trên lưng?
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Cách tra cứu điểm thi thpt quốc gia 2018 nhanh nhất
- Dự kiến điểm chuẩn Đại học năm 2018 giảm sâu
Thế hệ 2k1 sẽ “cõng” bao nhiêu áp lực trên lưng trong kỳ thi THPT Quốc gia?
Kỳ thi THPT Quốc gia dường như trở thành nỗi sợ chung của biết bao thế hệ học sinh vì quá áp lực và căng thẳng. Nhiều phụ huynh cũng trở nên lo lắng khi con em mình phải trải qua kỳ thi có thể gọi là quyết định ngưỡng cửa tương lai.
Mỗi năm, Bộ GD&ĐT đều thay đổi từ phương thức thi, nội dung ôn tập cho đến mức độ phân hóa đề thi. Những thay đổi đó đều ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý thí sinh và càng tăng thêm nỗi ám ảnh khi thi. Không biết rằng, thế hệ 2001 sẽ còn phải đối mặt bao nhiêu khó khăn nữa trong kỳ tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2019. Trước mắt theo tin tức giáo dục từ Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2019 teen 2k sẽ phải “gánh” cả chương trình lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
Phạm vi ôn tập quá rộng
Khối lượng kiến thức ôn tập quá lớn so với thời gian ôn tập và sức học của thí sinh. Một kỳ thi gói gọn trong ba ngày mang cả kiến thức chương trình lớp 11 và 12 của 6 môn thi. Trong khi đó, chỉ mỗi chương trình lớp 12 cũng đủ khiến học sinh thở dài phải ngao ngán vì quá nhiều. Như trong đề thi Ngữ văn, khóa 2000 phải học cả chương trình lớp 11 chỉ để làm tốt 0,5 điểm trong đề thi môn Văn.
Phạm vi ôn tập quá rộng
Thời gian làm bài không đủ để giải đề
Đối với đề thi trắc nghiệm, thí sinh phải giải mỗi câu trung bình trong thời gian 1,8 phút. Tuy nhiên, những câu hỏi ở mức độ xét tuyển ĐH – CĐ thì rất khó và cách giải không hề đơn giản. Vậy trong chừng ấy thời gian, bao nhiêu câu thí sinh thực sự giải được và bao nhiêu câu là khoanh bừa do không đủ thời gian?
Áp lực thời gian chuyển tiếp chỉ còn 10 phút
Thí sinh bắt buộc phải chọn tổ hợp môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Mỗi tổ hợp gồm 3 môn thi. Các sĩ tử phải hoàn thành cả 3 môn liên tiếp mà thời gian chuyển môn chỉ có 10 phút. Áp lực nay lại càng áp lực hơn. Chỉ cần bài thi môn trước không tốt thì dẫn đến mất bình tĩnh cho môn sau. Với thời gian ngắn, thí sinh không thể ổn định tâm lý để hoàn thành tốt bài thi.
Áp lực thời gian chuyển tiếp chỉ còn 10 phút
Làm trắc nghiệm như làm tự luận
Theo thông tin tuyển sinh cho biết, tất cả các môn thi đều được chuyển sang hình thức trắc nghiệm ngoại trừ môn Ngữ văn. Tuy nhiên, đề thi là trắc nghiệm nhưng để giải được một câu ở mức độ từ 6 điểm trở lên, thí sinh phải làm cả trang giấy mới có thể tìm ra đáp án. Với thời gian trung bình 1,8 phút/câu thì thí sinh không thể nào hoàn thành hết đề thi được.
Có lẽ, ai cũng có thể thấy được những áp lực mà các thế hệ học sinh đang phải trải qua. Không riêng các sĩ tử mà các bậc giáo viên, các phụ huynh cũng cảm thấy “sợ hãi” khi con em mình bị quá tải trong việc học và thi cử. Dường như với các em, học chỉ để thi chứ không còn mục đích nào khác. Liệu rằng trong thời gian sắp tới sẽ còn bao nhiêu thay đổi nữa trong chương trình học lẫn thi?
Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp