Sự khác biệt 180 độ giữa môi trường học ở phổ thông và đại học

Ở cấp bậc nào cũng có sự khác biệt nhau về nhiều thứ, nhưng có lẽ bậc phổ thông và bậc đại học là hai cấp độ có nhiều sự thay đổi nhất. Vậy những sự khác biệt là gì?

Sự khác biệt 180 độ giữa môi trường học ở phổ thông và đại học

Sự khác biệt 180 độ giữa môi trường học ở phổ thông và đại học

Bạn cùng lớp

Sau khi trải qua kỳ thi thpt quốc gia, bạn sẽ lên bậc đại học và điều đầu tiên bạn thấy khác là: ở bậc phổ thông các bạn trong một lớp thường có xu hướng chơi thân với rất nhiều người, nhiều nhóm và cùng nhau tham gia tất cả các hoạt động của trường, của lớp. Nhưng có một sự thật mà bạn cần “thích nghi” khi lên Đại học đó là, bạn chỉ có thể chơi với một vài người trong lớp hay chơi trong một nhóm nào đó. Và đa số hiện nay các trường đều học theo hình thức tín chỉ thì việc trong lớp các bạn không biết mặt nhau, không biết tên nhau là điều không có gì khó hiểu.

Tiền mua sách

Thời học cấp 3, chắc hẳn cứ vào đầu năm học là các bạn học sinh đã có đầy đủ bộ sách giáo khoa trong tay và giá của cả tập sách cũng rất rẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua thêm sách tham khảo, các tài liệu đọc thêm phù hợp với bản thân. Nhưng…khi lên Đại học giáo trình và tài liệu sẽ tốn không ít tiền của bạn nếu như không muốn nói là nhiều. Bởi mỗi môn học ở Đại học, đặc biệt là những môn chuyên ngành tiền giáo trình mỗi quyển rất đắt, mà không chỉ một quyển, mỗi môn kèm theo là vài quyển sách, vài tập tài liệu.

Ngọc Hương – sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “ giáo trình các môn học chuyên ngành của em khá là đắt chẳng bù cho sách hồi cấp 3, nhưng nếu không mua thì lại không có gì để học”.

Tiền mua sách

Tiền mua sách

Nơi ở

Đây là điều mà các bạn sinh viên sẽ nhận thấy được cuộc sống Đại học “đảo ngược 180 độ” so với hồi học phổ thông. Lý do là đâu? Thời học phổ thông bạn được sống cùng bố mẹ, được bố mẹ quan tâm lo lắng cho từng bữa ăn, giấc ngủ. Còn khi lên Đại học, phần lớn các sinh viên sẽ ở trọ cùng với bạn bè và đương nhiên bạn sẽ phải chuẩn bị cho từng chút một về cuộc sống của mình mà không có sự che chở của bố mẹ như trước. Cuộc sống xa bố mẹ không bao giờ là dễ dàng, bạn phải chuẩn bị cho những tình huống không ngờ tới có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Môn học

Ở bậc phổ thông, bạn sẽ “bắt buộc” phải học 12 môn, bất kể là bạn có thích hay không bạn cũng không có quyền lựa chọn. Việc của bạn là hoàn thành tốt tất cả các môn đó. Nhưng ở bậc đại học, bên cạnh một số môn học được coi là bắt buộc như các môn chính trị, giáo dục thể chất…thì bạn có thể chọn những môn học bạn thích và bạn muốn học, chẳng có ai ép bạn cả.

Thời gian biểu

Khi học ở bậc phổ thông, Nhà trường và thầy cô sẽ là những người quyết định thời gian học cũng như thời khóa biểu các môn học, bạn chỉ việc nghiêm túc thực hiện. Còn khi học Đại học bạn sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian hợp lý khi đăng ký tín chỉ, đăng ký môn học. Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng để làm thêm, trải nghiệm nhiều hơn những hoạt động xã hội hay đẩy nhanh tiến độ học.

Cách giảng dạy

Tại cấp trung học, bạn sẽ học qua những lời giảng của giáo viên cùng sách giáo khoa là chủ yếu. Do đó bạn cũng khá khuôn khổ và khô cứng. Những giảng viên đại học sẽ giảng bài bằng giáo trình mà chính họ viết nên cách giảng sẽ phóng khoáng và sự truyền đạt mang dấu ấn cá nhân của mỗi thầy cô. Nếu sinh viên chăm chú nghe giảng thì việc bị cuốn hút vào bài giảng là vô cùng dễ dàng.

Những kỳ thi

Những kỳ thi

Những kỳ thi

Mỗi kỳ thi ở bậc phổ thông bạn đều được ôn luyện sẵn trong các buổi học trên lớp và học tại nhà cũng khá thoải mái. Còn khi bạn lên đại học thì “ác mộng” của cuộc đời bạn chính là những đêm thức trắng để ôn thi. Ngôi nhà thứ hai của sinh viên khi kỳ thi đến có thể kể đến như thư viện của trường, phòng đứa bạn thân…

Bài tập

Khi bạn còn học cấp 3, bài tập của ngày nào bạn cũng phải giải quyết luôn trong ngày ấy, bởi luôn luôn có bố mẹ và thầy cô thúc giục. Vì thế mà số lượng bài bị chất đống, dồn nén hầu như không có.

ở đại học thì hoàn toàn khác, khối lượng bài tập thường nhiều hơn và rất nặng kiến thức, nếu không chăm chỉ giải quyết ngày nào hết ngày đấy thì chắc chắn rằng cuối kỳ bạn có chạy cũng không kịp với thời gian.

Thể hiện bản thân

Trong trường trung học, bạn lo lắng về những gì người khác nghĩ về mình. Bạn luôn cố gắng theo đám đông, luôn muốn hoàn thiện theo đa số chứ rất ít người dám thể hiện cái tôi. Ở đại học, bạn sẽ chẳng còn thời gian để lo lắng những điều đó. Bạn sẽ thoải mái thể hiện bản thân hơn và cũng không để tâm xem người ta nghĩ gì.

Cách học

Một trong những khác biệt lớn nhất và dễ nhận thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông là tự học. Tự học là sự tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học tập không chỉ ở trên lớp mà còn cả ở ngoài nhà trường.

Nếu như học phổ thông bạn được các thầy cô, bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên thì học đại học, ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, bạn không còn sổ liên lạc và cũng chẳng còn họp phụ huynh, vì bạn đã đủ 18 tuổi và bạn là một người trưởng thành.

Tự do

Tự do

Ăn mặc

Ở bậc phổ thông bạn thường phải m”đóng hộp” bằng những bộ đồng phục vào tất cả những ngày trong tuần. Không bao giờ có lấy 1 ngày được mặc theo sở thích của bạn. Còn khi vào đại học, phong cách ăn mặc sẽ đa dạng vô cùng. Bạn thoải mái lựa chọn trang phục theo sở thích, cá tính, miễn sao nó không quá lố.

Tự do

Ở phổ thông, cha mẹ, thầy cô luôn kỳ vọng vào bạn và thường mang bạn ra so sánh với người mang tên “con người ta”, khiến bạn chịu áp lực khá nhiều. Trong trường đại học, bạn sẽ được là chính mình hay bất cứ ai bạn muốn. Bạn sẽ được thỏa sức thể hiện tài năng, ước mơ và con người bạn. Nhưng cũng đừng vì thế mà bạn quên mất bạn là ai và bạn đang ở đâu nhé!

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *