Sinh viên Cao đẳng hay Đại học vào năm cuối tốt nghiệp hầu như đều mang nhiều lo âu, suy nghĩ vô cùng nặng nề. Hãy cùng Góc Sinh Viên tìm hiểu tâm sự của sinh viên năm cuối trước khi ra trường để trang bị những hàng trang cần thiết cho bản thân nhé.
- Bật mí mẹo giúp sinh viên dễ tìm được việc làm thêm
- Để trở thành Dược sĩ Cao đẳng giỏi sinh viên cần những tố chất gì?
- Những trường Đại học liên quan đến chuyên ngành Game
Sinh viên năm cuối và những lo âu trước khi ra trường
Nổi lo khi đi thực tập
“Những anh chị khóa trước đều kể với chúng mình thực tập rất dễ, không có gì khó khăn cả cũng hoàn toàn không quan trọng. Thế nhưng, tụi em vẫn khá căng thẳng vì đây chính là điều kiện quan trọng để sinh viên năm cuối như mình có thể tốt nghiệp đúng thời hạn.” – H.C (sinh viên năm cuối Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) đã chia sẻ.
Đây chính là tâm sự chung của các sinh viên năm cuối Cao đẳng, Đại học hiện nay. Việc tìm kiếm được địa điểm thực tập đúng với yêu cầu của nhà trường và có đầy đủ số liệu báo cáo hoàn toàn không dễ dàng. Rất nhiều bạn sinh viên không thể tìm được điểm thực tập phù hợp. Chính những áp lực sinh viên năm cuối này mà đã làm cho một số lượng không nhỏ sinh viên năm cuối không thể tốt nghiệp đúng thời hạn.
“Khi đi thực tập việc tìm kiếm khó lắm. Để được các công ty, nhà thuốc cho phép thực tập tại đơn vị của họ bạn cần phải có người quen giúp đỡ, tự mình nộp hồ sơ ứng tuyển khắp nơi cũng không thể tìm được một điểm thực tập phù hợp.” H.C (sinh viên chuyên ngành Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) đã chia sẻ.
Khi hồ sơ xin thực tập của bạn đã qua vòng sơ tuyển, bạn còn phải trải qua cuộc kiểm tra kiến thức và cuối cùng là phỏng vấn nếu đạt đúng yêu cầu thì mới được nhận vào thực tập tại công ty, doanh nghiệp.
Thực hiện báo cáo thực tập
Việc được nhận vào thực tập đã không hề dễ dàng nhưng trải qua những ngày tháng thực tế tích lũy kinh nghiệm hoàn toàn không đơn giản. “Đi học đã phải cố gắng 10 thì khi đi thực tập bạn cần phải cố gắng đến 100 lần” – T.V.C ( sinh viên năm cuối UEH) đã nói.
Hiện nay các doanh nghiệp đều rất ít cho các bạn sinh viên tiếp xúc trực tiếp với công việc, các bạn chỉ được dừng lại ở những việc lặt vặt như photo, in ấn theo yêu cầu của người hướng dẫn. Chính vì thế, bạn rất khó khăn khi xin các tài liệu để thực hiện bài báo cáo thực tập.
“Hoàn toàn không có số liệu, các công ty đều có cơ chế bảo mật nghiêm ngặt. Vì vậy, sinh viên rất khó để hoàn thiện bài báo cáo đúng theo thực tế. Chúng mình thường phải lấy số liệu ảo trên Internet hay tìm kiếm số liệu ở các bài báo cáo của anh chị khóa trước.” – nhóm sinh viên Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh đã tâm sự.
Áp lực tốt nghiệp đúng thời hạn và tìm được công việc đúng chuyên ngành
Áp lực tốt nghiệp đúng thời hạn và tìm được công việc đúng chuyên ngành
Việc không thể tìm kiếm được địa điểm thực tập hay cung cấp cho nhà trường một số liệu chính xác cho nhà trường là một trong những yếu tố hàng đầu làm cho số lượng sinh viên năm cuối có thể ra trường giảm đi rất nhiều. Thế nhưng, khi đã tốt nghiệp bạn cũng cần phải vượt qua một cửa ải tiếp theo chính là tìm kiếm được việc làm đúng ngành nghề.
Thực tế hiện nay đã chỉ rõ, không phải bất cứ bạn sinh viên nào cũng có thể tìm được một công việc ổn định đúng với lĩnh vực đang học hay sở thích của bản thân mình. “Chúng mình sẽ nộp hồ sơ vào những doanh nghiệp, công ty cảm thấy sẽ có khả năng trúng tuyển. Cho dù biết công việc này không phù hợp với ngành học nhưng tìm kiếm việc làm là ưu tiền hàng đầu trong lúc này.” – Một sinh viên năm cuối Đại học Hutech TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ.
Trên đây là một số chia sẻ về tâm sự của sinh viên năm cuối trước khi ra trường. Mong rằng với những chia sẻ trên từ mục Góc Sinh Viên sẽ phần nào giúp các bạn có được hành trang tốt nhất để chuẩn bị bước chân vào đời và tìm kiếm được công việc ổn định, phù hợp với trình độ chuyên môn của bản thân.