Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2023 sẽ có nhiều đổi mới và sẽ loại bỏ những phương thức tuyển sinh không phù hợp, gây nhiều vướng mắc cho các thí sinh.
- Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức 8 đợt thi đánh giá năng lực năm 2023
- Phương thức thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2023
- Tổng hợp các trường Đại học nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung tháng 10/2022
Tuyển sinh ĐH – CĐ 2023: Không khuyến khích xét tuyển sớm
Sẽ không khuyến khích thực hiện xét tuyển tuyển sinh ĐH – CĐ 2023 sớm như 2022
Theo thông tin Phòng truyền thông Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật chia sẻ từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ông Nguyễn Kim Sơn: Tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2023 và các năm tiếp theo, dự kiến về phương hướng công tác tuyển sinh cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022. Đồng thời, về mặt kỹ thuật cũng sẽ được tăng cường một số giải pháp để hỗ trợ cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và các thí sinh được tốt hơn trong quá trình đăng ký xét tuyển.
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp, bổ sung một số chức năng khác cần thiết của phần mềm, nâng cấp đường truyền hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin của thí sinh đăng tải lên hệ thống để giảm thiểu nhầm lẫn, sai sót có tính logic. Các cơ sở đào tạo sẽ rà soát các phương thức xét tuyển, loại bỏ những phương thức không có hiệu quả, đủ phù hợp hoặc không đủ cơ sở khoa học nhằm giúp gây nhiễu hệ thống và hạn chế những vướng mắc gây khó khăn cho thí sinh.
Theo kết quả tuyển sinh năm 2022, có đến 30% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo nguyện vọng khác nguyện vọng 1; 35% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm còn lại không lựa chọn đăng ký nhập học theo kết quả đã được công bố trúng tuyển sớm; 72% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển thẳng vẫn lựa chọn tiếp tục đăng ký xét tuyển mà không xác nhận nhập học ngay.
Do đó, năm 2023 Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát và cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, xem xét và khuyến cáo các cơ sở đào tạo không nên thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022. Thay vào đó, tất cả các phương thức xét tuyển sẽ được tổ chức trong cùng một thời điểm với đợt xét tuyển, căn cứ theo kết quả thi Tốt nghiệp THPT (tuyển sinh đợt 1).
Kỳ thi tốt nghiệp THPT hoàn thiện và công bố phương án từ năm 2025
Hoàn thiện để công bố phương án kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Ông Nguyễn Kim Sơn cho biết: Chuẩn bị sớm và đầy đủ các điều kiện để tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2023, xây dựng các phương án để đảm bảo an ninh, an toàn và dự phòng để có thể xử lý kịp các rủi ro trong quá trình tổ chức thi có thể xảy ra.
Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT cần hoàn thiện để công bố và từng bước chuẩn bị triển khai từ năm 2022 là phù hợp với lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đảm bảo kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông.
Đối với chính sách đối tượng/khu vực ưu tiên trong tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2023 có một số thay đổi, sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển ĐH – CĐ.
Theo đó, đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) điểm ưu tiên sẽ được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được)/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định.
Nguồn: thptquocgia.org tổng hợp