Ông Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định, không thí sinh nào trúng tuyển có thể rút hồ sơ để nhập học trường khác.
- Vì sao nhiều thí sinh trúng tuyển muốn rút hồ sơ?
- Bước vào đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh cần lưu ý gì?
- Danh sách Trường đại học xét tuyển bổ sung đợt 2 năm 2016
Thí sinh rút hồ sơ trúng tuyển khó có khả năng trúng tuyển lại.
Thí sinh không được rút hồ sơ đăng ký như năm ngoái.
Trước đó, khi trao đổi về công tác xét tuyển ĐH, CĐ năm nay, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, theo quy chế, năm nay thí sinh không được rút hồ sơ đăng ký. Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia và kết quả tuyển sinh năm ngoái để nộp vào trường phù hợp.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho hay, năm 2015, Bộ GD&ĐT cho thí sinh được phép rút hồ sơ để nộp vào trường khác nhằm đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao nhất và giảm ảo cho các trường, tuy nhiên điều này đã gây lộn xộn nhất định ở một số trường có tỷ lệ cạnh tranh cao. Vì vậy, năm nay các em sẽ không được rút hồ sơ, nhưng trong đợt 1 thí sinh được nộp vào 2 trường, mỗi trường 2 nguyện vọng đối với những trường không có tuyển sinh theo nhóm.
Còn với trường tuyển sinh theo nhóm, các thí sinh có thể nộp cả 4 nguyện vọng vào 4 trường trong nhóm. Do đó, thí sinh phải theo dõi thông tin ở các trường, các nhóm trường để nộp hồ sơ vào trường phù hợp.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng lưu ý các thí sinh, trong quá trình xét tuyển, việc đầu tiên là thí sinh phải xác định được ngành nghề mình yêu thích, đó là điều hết sức quan trọng. Bởi vì nếu chọn ngành mình không thích, khi học các em sẽ thấy không phù hợp với sở thích của mình, nản chí, có thể lại đăng ký thi lại vào một trường khác, như vậy sẽ rất lãng phí về thời gian và công sức.
Một việc nữa là thí sinh phải căn cứ vào kết quả học tập của mình, kết quả thi, so với kết quả tuyển sinh năm ngoái các trường để nộp vào các trường, nhóm trường phù hợp. Sau nộp xong, thí sinh chờ kết quả, không phải bận tâm gì nhiều đến theo dõi số lượng thí sinh nộp vào trường như năm trước. Sau khi báo kết quả nếu trúng tuyển, nếu quyết định học, thí sinh nộp giấy báo kết quả thi cho trường và chờ ngày nhập học.
Nhiều thí sinh không nắm rõ quy chế dẫn đến bị trượt đại học oan.
Nhiều thí sinh trượt oan vì không nắm rõ quy chế tuyển sinh.
Mặc dù Bộ GD&ĐT đã quy định rất rõ như trên nhưng nhiều thí sinh vẫn không bám theo qui chế ngồi chầu trực tại hội đồng tuyển sinh một số trường ĐH để xin được rút hồ sơ đã nộp và chuyển sang trường khác trong đợt xét tuyển bổ sung này.
Lý do mà những thí sinh xin rút hồ sơ là vì năm nay khá nhiều trường thiếu chỉ tiêu và xét tuyển bổ sung với mức điểm không quá cao.
Về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT Trần Văn Nghĩa, hệ thống tự động của phần mềm xét tuyển đã chốt danh sách nên không thể thực hiện bất cứ thao tác gì để thay đổi khi thí sinh muốn rút hồ sơ ra để nộp vào trường khác.
Cũng theo ông Nghĩa, nếu thí sinh rút hồ sơ nhập học nguyện vọng 1 là đồng nghĩa với việc từ chối nhập học tại đó.