Ngành Sinh học ứng dụng là gì?

Ngành sinh học ứng dụng hiện nay đang là ngành học được đánh giá cao với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn. Vậy ngành nghề này có đặc điểm gì nổi bật?

Ngành Sinh học ứng dụng là gì?

Ngành Sinh học ứng dụng là gì?

Tìm hiểu ngành Sinh học ứng dụng

  • Sinh học ứng dụng (hay còn gọi là Công nghệ Sinh học ứng dụng) là ngành nghề thiên về việc ứng dụng các công nghệ vào trong việc nghiên cứu các vấn đề sinh học. Phát triển trên nền tảng của sinh vật học và các ngành khoa học công nghệ khác, ngành Sinh học ứng dụng được coi là ngành khoa học công nghệ của thế kỷ XXI. Những ứng dụng của sinh học hiện nay phổ biến trong mọi lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, an ninh quốc phòng đến giải trí…
  • Ngành Sinh học ứng dụng (tiếng Anh là Applied Biology)trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hành, ứng dụng các kiến thức đã được học về lĩnh vực công nghệ sinh học vào thực tiễn trong lĩnh vực nông lâm – y  – ngư nghiệp – chế biến thực phẩm… nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cuộc sống.
  • Trong quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về sinh học cơ bản, sinh lý học động thực vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật, kỹ thuật ly trích và phân tích các hợp chất hữu cơ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong đời sống, vi sinh học tế bào, sinh học phân tử, hóa học và sinh hóa… để đáp ứng cho các lĩnh vực ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Ngành Sinh học ứng dụng đào tạo những gì?

Các bạn tham khảo khung chương tình đào tạo và các môn học chuyên ngành Sinh học ứng dụng trong bảng dưới đây.

I Kiến thức Giáo dục Đại cương
Các học phần bắt buộc
1 Đại số tuyến tính
2 Đường lối CM của ĐCSVN
3 Ngoại Ngữ I
4 Ngoại Ngữ II
5 Ngoại ngữ III
6 NLCB của CNMLN I
7 NLCB của CNMLN II
8 Pháp luật đại cương
9 TH Tin học văn phòng
10 Tin học văn phòng
11 Tư tưởng Hồ Chí Minh
12 Vật lý Cơ – Nhiệt
13 Vẽ kỹ thuật
Các học phần tự chọn bắt buộc
1 Giải tích I
2 Kỹ thuật lập trình C
3 TH Kỹ thuật lập trình C
4 Vật Lý Điện – Từ
5 Xác suất Thống kê
Các học phần tự chọn tự do
1 Giải tích II
2 Ngoại Ngữ cơ bản
3 Ngoại Ngữ IV
4 Ngoại Ngữ V
5 TH Tin học đại cương
6 Tin học đại cương
7 Vật Lý Quang – Nguyên tử
Các học phần tích lũy Chứng chỉ thể chất & Chứng chỉ quốc phòng
1 Giáo dục quốc phòng
2 Giáo dục thể chất I
3 Giáo dục thể chất II
4 Giáo dục thể chất III
5 Giáo dục thể chất IV
Các học phần kiến thức kỹ năng mềm – bắt buộc tích lũy 3 tín chỉ
1 Dự án khởi nghiệp SH
2 Giáo dục Môi trường
3 Khởi nghiệp – việc làm
4 Kỹ năng giao tiếp
5 Kỹ năng làm việc nhóm
6 Kỹ năng lãnh đạo
7 Phương pháp học tập NCKH
II Kiến thức Giáo dục Chuyên nghiệp
Các học phần cơ sở – bắt buộc
1 Di truyền học đại cương
2 Đồ án QT & TB
3 Hóa hữu cơ và vô cơ
4 Hóa lý và hóa phân tích
5 Hóa sinh
6 Quá trình và thiết bị Sinh học
7 QT và thiết bị truyền chất
8 QT và thiết bị truyền nhiệt
9 Sinh lý học thực vật
10 Thực tập kỹ thuật SH
11 TN Hóa hữu cơ-vô cơ
12 TN Hóa lý – Hóa phân tích
13 TN Hoá sinh
14 TN QT và TB truyền nhiệt – truyền chất
15 TN Vi sinh vật học
16 Vi sinh vật học
Các học phần chuyên ngành – bắt buộc
1 Chuyên đề ngành SH
2 Công nghệ enzyme
3 Công nghệ nuôi cấy mô thực vật ứng dụng
4 Công nghệ SV protein, axit amin, acid hữu cơ
5 CN SH môi trường
6 Công nghệ vi sinh TP
7 Đồ án công nghệ
8 Đồ án Tốt nghiệp SH
9 Học kỳ doanh nghiệp SH
10 KT nuôi trồng và SX nấm ăn
11 KT phân tích trong công nghệ SH
12 KT sinh học phân tử
13 NN chuyên ngành SH
14 NM Sinh học ứng dụng
15 Protein và enzyme học
16 Sinh học phân tử
17 TN Công nghệ enzyme
18 TN Công nghệ nuôi cấy mô thực vật ứng dụng
19 TN CN SX protein, axit amin, acid hữu cơ
20 TN CN Sinh học MT
21 TN Công nghệ vi sinh TP
22 TN Kỹ thuật nuôi trồng và sản xuất nấm ăn
23 TN KT phân tích trong công nghệ sinh học
24 TN KT sinh học phân tử
25 TN Protein – enzyme học
26 TN Sinh học phân tử
27 TTCM Công nghệ mới SH
Các học phần chuyên nghiệp – tự chọn bắt buộc
1 Công nghệ sản xuất phân sinh học và phân hữu cơ
2 Mô phỏng Quá trình Công nghệ
3 Quản lý chất lượng
4 Sinh lý học thực vật ứng dụng
5 Vi sinh vật trong nông nghiệp
6 An toàn sinh học
7 Công nghệ dược phẩm
8 Công nghệ sinh học chăn nuôi
9 Công nghệ sinh học trồng trọt
10 Dinh dưỡng và thức ăn gia súc.
11 Kỹ thuật sản xuất rau sạch
12 Tin học ứng dụng trong CNSH
13 UD các hoạt chất thiên nhiên

Theo Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng

Các khối thi vào ngành Sinh học ứng dụng

–  Thông tin tuyển sinh mã ngành: 7420203

– Ngành Sinh học ứng dụng xét tuyển các tổ hợp môn dưới đây:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học
  • B00: Toán – Hóa học – Sinh học
  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học

Để tìm hiểu cụ thể và chính xác tổ hợp môn xét tuyển của ngành Sinh học ứng dụng, bạn có thể tham khảo tại Cổng thông tin trực tuyến của trường xét tuyển để có những thông tin chính xác nhất.

Ngành Sinh học ứng dụng điểm chuẩn bao nhiêu?

Theo nhận định của những chuyên gia giáo dục, điểm chuẩn ngành Sinh học ứng dụng ở mức trung bình so với các ngành đào tạo khác.

  • Điểm chuẩn năm 2018 của ngành dao động từ 14 – 20 điểm tùy từng tổ hợp môn và hình thức xét tuyển
  • Năm 2017: dao động từ 15 – 18 điểm
  • Năm 2016: trong khoảng 15 điểm

Nên học ngành Sinh học ứng dụng ở đâu?

Để giúp bạn tìm hiểu trường học hiệu quả, chúng tôi xin chia sẻ danh sách các trường đại học đào tạo ngành Sinh học ứng dụng:

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Khánh Hòa
  • Đại học Quy Nhơn

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học An Giang
  • Đại học Phạm Văn Đồng
  • Đại học Tân Tạo

Học Sinh học ứng dụng ở đâu?

Học Sinh học ứng dụng ở đâu?

Làm ngành Sinh học ứng dụng ở đâu?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Sinh học ứng dụng, bạn có tể làm việc tại những vị trí sau:

  • Làm việc trong các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao; các phòng thí nghiệm phân tích chuyên sâu về lĩnh vực sinh học, dược…
  • Có khả năng làm việc trong các công ty sản xuất giống cây trồng, dịch vụ khoa học nông nghiệp;
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học ứng dụng của các ngành hoặc địa phương (bộ, sở, phòng…);
  • Làm việc ở các cơ quan quản lý, hành chính sự nghiệp có liên quan đến ngành sinh học, công nghệ sinh học – môi trường, cảnh sát môi trường;
  • Làm công tác tư vấn tiếp thị tại những công ty thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ sinh học – môi trường…
  • Nghiên cứu và giảng dạy ở các viện, trường có liên quan đến lĩnh vực sinh học ứng dụng, sinh hóa học, sinh học phân tử…
  • Học tập tiếp để nâng cao lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ để nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn.

Sinh học ứng dụng có mức lương bao nhiêu?

Ngành Sinh học ứng dụng có mức lương “mở”. Mức lương này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, vị trí làm việc, đặc điểm công việc… Tuy nhiên, mức lương của ngành dao động trong khoảng 6 – 12 triệu. Đây được đánh giá là mức lương khá cao so với những chuyên ngành cùng nhóm ngành.

Sinh học ứng dụng phù hợp với ai?

Để có thể theo học ngành Sinh học ứng dụng, người học cần có một số tố chất dưới đây:

  • Chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ;
  • Yêu thích những môn học thuộc khối Khoa học tự nhiên;
  • Thích nghiên cứu, khám phá những cái mới;
  • Tư duy thông minh và khả năng logic hóa các vấn đề;
  • Thận trọng và chính xác trong mọi việc;
  • Có khả năng ngoại ngữ và tin học.

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn đã giúp bạn tìm hiểu về ngành Sinh học ứng dụng hiệu quả.

Được THPT Quốc Gia tổng hợp từ nguồn Tuyensinhso

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *