Ngành Lâm sinh là gì và cơ hội việc làm như thế nào?

Ngành Lâm sinh học đang trở thành ngành học được chú trọng hiện nay. Vậy ngành Lâm sinh là gì, chương trình đào tạo ra sao, cơ hội việc làm thế nào, những trường nào có đào tạo ngành Lâm sinh học.

Ngành Lâm sinh là gì và cơ hội việc làm như thế nào?

Ngành Lâm sinh là gì và cơ hội việc làm như thế nào?

Cùng tìm hiểu tổng quan về ngành nghề Lâm sinh trong bài viết sau.

1.Ngành Lâm sinh là gì?

Ngành Lâm sinh (tiếng Anh là Silviculture) là ngành đào tạo các cán bộ Lâm sinh có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, bảo tồn và sử dụng hệ sinh thái rừng đặc biệt ở vùng đồng bằng, có kiến thức cơ bản và thực tế về hệ sinh thái rừng.

Chương trình đào tạo ngành Lâm sinh trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng. Các kiến thức và kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát triển rừng; khả năng điều tra, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, rừng và môi trường, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng đất lâm nghiệp; khả năng nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về sử dụng khai thác các tiềm năng kinh tế về rừng và gỗ mang lại, bảo đảm tính bền vững về môi trường và kinh tế mà vùng sinh thái mang lại.

2.Chương trình đào tạo ngành Lâm sinh

Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Lâm sinh trong bảng dưới đây.

A. Kiến thức giáo dục đại cương 54
I Lý luận chính trị
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lê nin
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
II Giáo dục thể chất
III Giáo dục quốc phòng
IV Ngoại ngữ, Tin học, KHTN, Công nghệ và Môi trường
IV.I Kiến thức bắt buộc
4 Tiếng Anh HP1
5 Tiếng Anh HP2
6 Tiếng Anh HP3
7 Tiếng Anh HP4
8 Toán cao cấp B
9 Xác suất thống kê
10 Tin học đại cương
11 Vật lý đại cương
12 Hoá học đại cương
13 Sinh học đại cương
14 Di truyền học
15 Khí tượng- Thuỷ văn
16 Sinh thái học
17 Pháp luật đại cương
18 Hoá phân tích
IV.II Kiến thức tự chọn
19 Hóa sinh đại cương
20 Sinh thái môi trường
B Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 67
I Kiến thức cơ sở ngµnh
I.I Kiến thức bắt buộc
21 Phương pháp nghiên cứu khoa học
22 Thực vật học
23 Cây rừng
24 Sinh lý thực vật
25 Sinh thái rừng
26 Bảo vệ thực vật
27 Trắc địa
28 Thổ nhưỡng 1
29 Thống kê sinh học
I.II Kiến thức tự chọn
30 Đa dạng sinh học
31 Quản lý lửa rừng
32 Lâm sản ngoài gỗ
33 Khoa học gỗ đại cương
34 Sinh thái cảnh quan
35 Địa lý sinh thái rừng
36 Tiếng Anh chuyên ngành
II Kiến thức ngành
II.I Kiến thức bắt buộc
37 Giống cây rừng
38 Thổ nhưỡng 2
39 Điều tra rừng
40 Nông lâm kết hợp 1
41 Kỹ thuật lâm sinh
42 GIS và Viễn thám
43 Quy hoạch lâm nghiệp
44 Rừng ngập mặn
45 Trồng rừng 1
46 Trồng rừng 2
47 Sản lượng rừng
48 Quản lý rừng phòng hộ
49 Kinh tế Lâm nghiệp
50 Quản lý sử dụng đất lâm nghiệp
II.II Kiến thức tự chọn
51 Quản lý rừng bền vững
52 Động vật rừng 1
53 Khai thác lâm sản
54 Quản lý dự án lâm nghiệp
55 Kỹ thuật lâm sinh chuyên đề
56 Quan trắc sinh thái học
C Tốt nghiệp

Theo Đại học Lâm nghiệp

3.Các khối thi vào ngành Lâm sinh

– Mã ngành: 7620205

– Ngành Lâm sinh xét tuyển các tổ hợp môn sau:

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

A02: Toán, Vật lí, Sinh học

A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn

B00: Toán, Hóa học, Sinh học

B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân

C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học

C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh

4.Mức điểm chuẩn ngành Lâm sinh

Mức điểm chuẩn ngành Lâm sinh năm 2019 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 – 18 tùy vào phương thức xét tuyển của từng trường.

Tìm hiểu về ngành Lâm sinh

Tìm hiểu về ngành Lâm sinh

5.Các trường đào tạo ngành Lâm sinh

Ở nước ta hiện có các trường đại học đào tạo ngành Lâm sinh sau:

– Khu vực miền Bắc:

Đại học Lâm nghiệp

Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên

Đại học Nông lâm Bắc Giang

Đại học Tây Bắc

– Khu vực miền Trung: Đại học Tây Nguyên

– Khu vực miền Nam:

Đại học Cần Thơ

Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

Sau khi tốt nghiệp ngành Lâm sinh, sinh viên có thể đảm nhận được nhiều vị trí việc làm khác nhau

6.Cơ hội việc làm của ngành Lâm sinh

Sau khi tốt nghiệp ngành Lâm sinh, sinh viên có thể đảm nhận những công việc liên quan đến lĩnh vực lâm sinh, làm việc tại các doanh nghiệp lâm nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp, các cơ quan điều tra rừng và nghiên cứu về lâm nghiệp, các trung tâm khuyến nông lâm ở trung ương và địa phương. Cụ thể, các bạn có cơ hội làm việc tại:

Cơ quan quản lý nhà nước: Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm, Chi cục lâm nghiệp, Trung tâm Khuyến nông – khuyến lâm quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông tại cấp tỉnh, huyện, xã, phòng khuyến nông lâm, lâm trường.

Các công ty, các doanh nghiệp lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường…

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Chi cục Kiểm lâm; Trung tâm Khuyến Nông – lâm, các Viện, Trường, Dự án nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Bảo tồn tài nguyên; Các cơ sở sản xuất và chế biến liên quan đến gỗ và sản phẩm gỗ, cây dược liệu, Khu bảo tồn, Vườn Quốc gia, Trung tâm quản lý và khai thác rừng, Công ty công trình đô thị…

Tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp.

Giảng viên hay nghiên cứu viên tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các Viện, Trường và Trạm nghiên cứu.

Chuyên viên cho các công ty kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, các lâm trường và trang trại lớn, các chương trình dự án phát triển nông thôn.

7.Mức lương của ngành Lâm sinh

Mức lương của ngành Lâm sinh dao động trong khoảng 7 triệu – 15 triệu/tháng, tùy vào vị trí, năng lực, kinh nghiệm và đơn vị tuyển dụng.

8.Những tố chất phù hợp với ngành Lâm sinh

Để học tập và làm việc trong ngành Lâm sinh, bạn sẽ cần các tố chất sau:

  • Yêu thiên nhiên, yêu động – thực vật.
  • Có khả năng làm việc trong các tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực.
  • Có khả năng làm việc theo nhóm.
  • Năng động, yêu thích sự tìm tòi, khám phá tự nhiên.
  • Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, kiên trì và trung thực.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Lâm sinh và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Nguồn: Tuyển sinh số.

Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *