Ngành Dược là ngành học nhận được sự quan tâm của đông đảo thí sinh. Vậy ngành Dược học những gì, cơ hội việc làm ra sao, những trường nào có đào tạo ngành Dược?
- Tìm hiểu về ngành Thông tin – Thư viên năm 2021
- Ngành Điều dưỡng: Cơ hội việc làm và thông tin tuyển sinh các trường
- Ngành Sinh học và những điều cần biết
Ngành Dược học những gì và cơ hội việc làm ra sao?
Cùng chuyên mục thông tin về các ngành nghề tìm hiểu về ngành Dược trong bài viết sau:
1.Ngành Dược học là gì?
Dược học (tiếng Anh là Pharmacy) là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính bao gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, phân phối thuốc… Dược học được phân chia thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Dược học có liên quan tới ngành hóa học, đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc, là ngành học được tổng hợp dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.
Sinh viên khi theo học ngành Dược học sẽ được đào tạo những kiến thức về khoa học cơ bản, kiến thức về dược học cơ sở và công nghệ y dược hiện đại hiện nay, bao gồm cả sinh học phân tử, công nghệ nano, tin sinh học, dược động học… Được cung cấp đủ mọi kiến thức về các bệnh, tác dụng phụ gây ra do dùng thuốc, cách chăm sóc dược lâm sàng, điều trị học và các chế độ dinh dưỡng trong điều trị bệnh.
Bên cạnh chương trình đào tạo thì có nhiều bạn trẻ quan tâm đến thời gian học ngành Dược. Thông thường, thời gian đào tạo ngành Dược học ở các bậc đại học đều có thời gian là 5 năm. Còn đối với các trường cao đẳng thời gian đào tạo ngắn hơn là 3 năm.
2.Chương trình đào tạo ngành Dược học
Để biết được ngành Dược học có khó không thì các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.
I | Khối kiến thức chung (không tính các môn Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Kỹ năng mềm) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở |
6 | Tiếng Anh A1 |
7 | Tiếng Anh A2 |
8 | Tiếng Anh B1 |
9 | Tiếng Anh B2 |
10 | Giáo dục thể chất |
11 | Giáo dục Quốc phòng – An ninh |
12 | Kỹ năng mềm |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
13 | Đại số |
14 | Giải tích |
15 | Vật lý Cơ – Nhiệt |
16 | Vật lý Điện & Quang |
17 | Hóa học đại cương |
18 | Hóa học vô cơ |
19 | Hóa học hữu cơ |
20 | Thực tập hóa học hữu cơ |
21 | Sinh học đại cương |
22 | Hóa sinh học |
23 | Sinh học phân tử |
24 | Sinh lý học |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
25 | Vi sinh |
26 | Ký sinh trùng |
27 | Miễn dịch học |
28 | Truyền thông giáo dục sức khỏe – Y đức |
29 | Xác suất thống kê sinh học |
30 | Kỹ thuật Y – Dược hiện đại |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Các môn học bắt buộc |
31 | Di truyền học và dược di truyền học |
32 | Tin sinh học |
33 | Mô học và Giải phẫu đại thể |
34 | Hóa lý dược |
35 | Hóa phân tích |
36 | Bệnh học đại cương |
37 | Sinh lý bệnh – miễn dịch |
38 | Dược động học |
39 | Độc chất học |
IV.2 | Các môn học tự chọn |
40 | Tài nguyên cây thuốc |
41 | Sinh phẩm |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các môn học chung |
V.1.1 | Các môn học bắt buộc |
42 | Đánh giá thiết kế nghiên cứu |
43 | Hóa trị liệu và chuyển hóa thuốc |
44 | Dược lý |
45 | Thực vật & Dược liệu |
46 | Hóa dược |
47 | Sinh dược học |
48 | Bào chế & Công nghệ dược phẩm |
49 | Điều trị học 1 |
50 | Thông tin thuốc ứng dụng |
51 | Dược học cổ truyền |
52 | Tổ chức kinh tế dược & Pháp chế dược |
53 | Kiểm nghiệm thuốc |
54 | Thực hành dược khoa |
V.1.2 | Các môn học tự chọn |
55 | Hóa dược phóng xạ |
56 | GMP/các GPs |
57 | Cá nhân hóa sử dụng thuốc |
V.2 | Các môn học định hướng chuyên ngành |
V.2.1 | Định hướng Khoa học và Công nghệ dược |
V.2.1.1 | Các môn học bắt buộc |
58 | Thống kê và thiết kế nghiên cứu trong phát triển thuốc |
59 | Công nghệ dược phẩm |
60 | Công nghệ sinh học |
61 | Phát minh và thiết kế thuốc |
62 | Lý thuyết và kỹ thuật phân tích dịch sinh học |
V.2.1.2 | Các môn học tự chọn |
63 | Kỹ thuật chiết xuất dược liệu |
64 | Mỹ phẩm |
65 | Công nghệ nano và sản xuất dược phẩm |
V.2.2 | Định hướng Khoa học tổ chức & Chính sách dược |
V.2.2.1 | Các môn học bắt buộc |
66 | Thiết kế nghiên cứu cộng đồng |
67 | Dược xã hội học |
68 | Dịch tễ học |
69 | Lãnh đạo dược |
70 | Kinh tế doanh nghiệp – Quản trị bệnh viện |
V.2.2.2 | Các môn học tự chọn |
71 | Quản lý cung ứng thuốc |
72 | Nhóm GP (GDP, GSP, GPP) |
73 | Marketing dược |
V.2.3 | Định hướng Khoa học chăm sóc dược |
V.2.3.1 | Các môn học bắt buộc |
74 | Phương pháp nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc |
75 | Điều trị học 2 |
76 | Hoá sinh lâm sàng |
77 | Chăm sóc dược lâm sàng |
78 | Hệ thống dược bệnh viên và thực tập bệnh viện |
V.2.3.2 | Các môn học tự chọn |
79 | Bệnh gây ra do thuốc |
80 | Thuốc điều trị ung thư và thuốc điều hòa miễn dịch |
81 | Dinh dưỡng trong điều trị |
VI | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
82 | Thực tế |
83 | Khóa luận tốt nghiệp |
Theo Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
3.Các khối thi vào ngành Dược học
– Mã ngành: 7720201
– Ngành Dược học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
A00 (Toán, Lý, Hóa)
B00 (Toán, Hóa, Sinh)
D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
4.Điểm chuẩn ngành Dược học
Mỗi trường đại học sẽ có điểm chuẩn tuyển sinh vào ngành Dược học khác nhau. Tùy thuộc vào đề án tuyển sinh của từng trường, điểm chuẩn ngành này sẽ rơi vào khoảng từ 21 đến 23 điểm.
Tìm hiểu về ngành Dược
5.Các trường đào tạo ngành Dược học
Ở nước ta hiện có nhiều trường đại học đào tạo ngành Dược học khiến nhiều phụ huynh và học sinh phân vân không biết nên học trường nào. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Dược học theo từng khu vực dưới đây.
– Khu vực miền Bắc:
Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Đại học Dược Hà Nội
Đại học Đại Nam
Đại học Hòa Bình
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Đại học Thành Tây
Đại học Thành Đô
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
Đại học Y Dược Hải Phòng
Đại học Y Dược Thái Bình
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur (hệ Cao đẳng)
– Khu vực miền Trung:
Đại học Duy Tân
Đại học Buôn Ma Thuột
Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
Đại học Y khoa Vinh
Đại học Y Dược – Đại học Huế
Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
– Khu vực miền Nam:
Khoa Y – Đại học Quốc gia TP.HCM
Đại học Tôn Đức Thắng
Đại học Y Dược TP.HCM
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại học Công nghệ TP.HCM
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Đại học Trà Vinh
Đại học Y Dược Cần Thơ
Đại học Bình Dương
Đại học Công nghệ Miền Đông
Đại học Dân lập Lạc Hồng
Đại học Nam Cần Thơ
Đại học Tây Đô
Đại học Võ Trường Toản
Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur (hệ Cao đẳng)
6.Cơ hội việc làm ngành Dược học
Dược sĩ Đặng Dương, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Ngành Dược học được đánh giá là một ngành học có nhiều cơ hội việc làm với mức lương ổn định. Sau khi theo học ngành Dược học, bạn có đủ năng lực và kỹ năng chuyên môn để có thể dễ dàng xin được việc làm tại các đơn vị tuyển dụng. Cụ thể:
- Làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế: Dược sĩ sẽ có trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hạn sử dụng của thuốc, hướng dẫn, tham vấn cho bác sỹ đơn thuốc cần điều trị cho bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc như thế nào là đúng liều và hiệu quả nhất có thể.
- Làm việc tại cơ sở sản xuất thuốc hoặc các chế phẩm liên quan: Dược sĩ tham gia vào quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng an toàn.
- Làm việc tại các trường cao đẳng, đại học có đào tạo Y Dược: Dược sĩ có thể công tác, giảng dạy trực tiếp, nghiên cứu tại nơi mình làm việc.
- Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm Thuốc: Dược sĩ trực tiếp kiểm tra chất lượng thuốc xem có an toàn và đủ điều kiện để phát hành ra thị trường hay không, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường.
- Kinh doanh Thuốc: Dược sĩ có thể tự mở Quầy thuốc, của hàng thuốc kinh doanh hoặc làm việc thuê cho các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty xuất – nhập khẩu thuốc.
7.Mức lương ngành Dược học
Không có ngành nghề nào lại có cơ hội việc làm với mức thu nhập cực khủng như ngành Dược học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược học sẽ là những người không bao giờ phải lo gánh nặng việc làm. Bởi vì ngành này có cơ hội việc làm quá lớn.
Đối với những sinh viên vừa mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm bạn vẫn có thể thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng. Đối với những người có nhiều kinh nghiệm hơn nữa, mức thu nhập trung bình từ 8 đến 11 triệu đồng.
Tùy thuộc vào từng vị trí bạn đảm nhận mà bạn sẽ có được mức lương tương ứng với công sức lao động mà bạn đã bỏ ra. Thông thường một Dược sỹ đã lành nghề sẽ có mức thu nhập lên tới 12 triệu đồng hoặc hơn nữa.
Đối với trường hợp mở nhà thuốc tư, thì thu nhập của bạn sẽ rất khủng, đó là nguồn thu khó mà có thể thống kê được.
8.Những tố chất phù hợp với ngành Dược học
Để có thể học tập, rèn luyện và theo đuổi đam mê làm việc trong ngành Dược học, ngoài năng lực chuyên môn thì những tốt chất dưới đây cũng là điều kiện để bạn thành công hơn nữa trong nghề Dược. Đó là:
- Cần có trí tuệ;
- Đức tính chăm chỉ, cần cù;
- Đức tính hy sinh;
- Bạn là người kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp;
- Ham đọc sách và thích khám phá;
- Có đầu óc kinh doanh;
- Giỏi ngoại ngữ;
- Có đam mê và tình yêu với nghề;
- Có khả năng học các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hóa học và sinh học;
- Có khả năng tự nghiên cứu;
- Nắm vững kiến thức chuyên môn;
- Có kỹ năng tư vấn điều trị, dùng thuốc cho bệnh nhân tốt.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Dược học và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Nguồn: Tuyển sinh số.
Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp.