Ngành Công tác xã hội đem lại cho người học cơ hội việc làm tốt và mức thu nhập ổn định. Hiện nay còn nhiều bạn thí sinh chưa hiểu rõ về Ngành Công tác xã hội. Thông tin chi tiết có trong bài viết sau đây.
- Những điều cần biết về Ngành Toán Tin
- Tổng quan về ngành Kinh doanh nông nghiệp
- Tổng quan về ngành Kinh tế Nông nghiệp
Những điều cần biết về Ngành Công tác xã hội
1. Giới thiệu ngành nghề Công tác xã hội
- Ngành Công tác xã hội (tiếng Anh là Social Work) là ngành học học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội.
- Mục tiêu của ngành học Công tác xã hội đó là đào tạo sinh viên có đạo đức và tài năng làm việc được trong những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội của con người, thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người; giải quyết được các vấn đề mới xuất hiện và nảy sinh trong đời sống xã hội thường ngày. Xây dựng kỹ năng nghiên cứu, giảng dạy và nhất là kỹ năng can thiệp giải quyết các vấn đề xã hội, tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.
- Sinh viên khi theo học ngành nghề Công tác xã hội sẽ được cung cấp mọi kiến thức liên quan tới ngành nghề học tập, những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này. Những môn học như Xã hội học đại cương, tâm lý học phát triển, Pháp luật về các vấn đề xã hội… Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của một sinh viên Công tác xã hội đó là làm việc tại các trường đại học, cao đẳng có giảng dạy và đào tạo ngành Công tác xã hội, làm tại các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, cán bộ hỗ trợ như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong bệnh viện…
2. Học Công tác xã hội được đào tạo những gì?
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Công tác xã hội trong bảng dưới đây.
I | Khối kiến thức chung |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 1 | |
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 2 | |
Tư tưởng Hồ Chí Minh | |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam | |
Tin học cơ sở 2 | |
Ngoại ngữ cơ sở 1 | |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Nga cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Tiếng Trung cơ sở 1 | |
Ngoại ngữ cơ sở 2 | |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Nga cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Tiếng Trung cơ sở 2 | |
Ngoại ngữ cơ sở 3 | |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Nga cơ sở 3 | |
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Tiếng Trung cơ sở 3 | |
Giáo dục thể chất | |
Giáo dục quốc phòng – an ninh | |
Kĩ năng bổ trợ | |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
Cơ sở văn hóa Việt Nam | |
Các phương pháp nghiên cứu khoa học | |
Tâm lí học đại cương | |
Logic học đại cương | |
Lịch sử văn minh thế giới | |
Nhà nước và pháp luật đại cương | |
Xã hội học đại cương | |
II.2 | Các học phần tự chọn |
Kinh tế học đại cương | |
Môi trường và phát triển | |
Thống kê cho khoa học xã hội | |
Thực hành văn bản tiếng Việt | |
Nhập môn năng lực thông tin | |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
Công tác xã hội đại cương | |
Nhân học đại cương | |
Tôn giáo học đại cương | |
Tâm lí học xã hội | |
III.2 | Các học phần tự chọn |
Lịch sử Việt Nam đại cương | |
Tâm lí học giao tiếp | |
Gia đình học | |
Dân số học đại cương | |
Sử dụng phần mềm xử lí số liệu | |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các học phần bắt buộc |
Tâm lí học phát triển | |
Hành vi con người và môi trường xã hội | |
Phát triển cộng đồng | |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
Tâm lí học sức khỏe | |
Chính sách xã hội | |
Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội | |
Công tác xã hội với người nghèo | |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc |
Lí thuyết công tác xã hội | |
Thực hành nghiên cứu xã hội | |
Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội | |
Công tác xã hội với cá nhân | |
Công tác xã hội với nhóm | |
Tham vấn trong công tác xã hội | |
Thực hành công tác xã hội cá nhân | |
Thực hành công tác xã hội nhóm và cộng đồng | |
An sinh xã hội | |
Quản trị ngành công tác xã hội | |
Quản lí ca | |
Công tác xã hội với người khuyết tật | |
Chăm sóc sức khỏe tâm thần | |
V.2 | Các học phần tự chọn |
Công tác xã hội với trẻ em | |
Công tác xã hội trong trường học | |
Công tác xã hội trong bệnh viện | |
Công tác xã hội với người cao tuổi | |
Công tác xã hội với người có hành vi lệch chuẩn | |
Đạo đức nghề nghiệp | |
Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV | |
Công tác xã hội trong lĩnh vực Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực gia đình | |
V.3 | Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
Kiến tập | |
Thực tập tốt nghiệp | |
Khóa luận tốt nghiệp | |
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp | |
Thiết kế nghiên cứu trong công tác xã hội | |
Thiết kế can thiệp trong công tác xã hội |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Thi khối nào khi lựa chọn học Công tác xã hội
– Mã ngành: 7760101
– Ngành Công tác xã hội xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đứ
- D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
- D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
- D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
- C04: Ngữ văn, Toán, Địa lí
- C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
- D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
- D41: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Đức
- D42: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nga
- D43: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Nhật
- D44: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Pháp
- D45: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Trung
4. Điểm chuẩn ngành Công tác xã hội lấy bao nhiêu?
Ngành Công tác xã hội là ngành học cực hấp dẫn, với lượng thí sinh đông đảo đăng ký trong các mùa tuyển sinh. Trong năm học 2018, sự thu hút thí sinh từ ngành này vẫn không có dấu hiệu giảm nhiệt. Điểm chuẩn vào ngành Công tác xã hội năm 2018 vào khoảng từ 13 đến 22 điểm.
5. Học ngành Công tác xã hội ở đâu?
Ngành Công tác xã hội luôn được trọng dụng và có cơ hội việc làm lớn, chính vì điều này nên lượng thí sinh muốn đăng ký theo học cũng rất đông đảo. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành học hấp dẫn này. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo Công tác xã hội:
Ngành Công tác xã hội học ở đâu?
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Công đoàn
- Học viện Phụ nữ Việt Nam
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Hòa Bình
- Đại học Y tế Công cộng
- Đại học Tân Trào
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
- Đại học Thủ đô Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp ( Cơ sở 1 )
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Văn hóa, Thể thao Và Du lịch Thanh hóa
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Lao động Xã hội (Cơ sở phía Nam)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Sư Phạm TP.HCM
- Học viện Cán bộ TP.HCM
- Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (cơ sở phía Nam)
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Cửu Long
- Đại học Mở TP.HCM
6. Học ngành Công tác xã hội ra trường làm gì?
Sinh viên ngành Công tác xã hội khi ra trường có thể làm việc ở nhiều nơi với nhiều vị trí khác nhau. Bạn có thể đảm nhận những công việc cụ thể như sau:
- Phát triển cộng đồng: Sinh viên khi ra trường có thể làm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng với tư cách là Cán bộ dự án phát triển cộng đồng, Trợ lí dự án phát triển cộng đồng và Cán bộ truyền thông trong dự án phát triển.
- Nhân viên công tác xã hội: Làm việc trong những cơ sở có liên quan tới việc trợ giúp những người yếu thế trong xã hội với tư cách là những người tham gia vào quá trình vận động chính sách, hoạch định chính sách có liên quan tới truyền thống và văn hoá, giáo dục cá nhân, cộng đồng thay đổi hành vi.
- Nhà quản trị công tác xã hội: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Quản lí các mạng lưới công tác xã hội; Tham mưu xây dựng chính sách cho các đối tượng yếu thế trong xã hội; Giám sát quá trình thực thi chính sách và đưa ra khuyến nghị sửa đổi, bổ sung. Có cơ hội làm việc trong các Ban, Ngành soạn thảo, ban hành chính sách vẫn còn thiếu sự tham gia của nhân viên Công tác xã hội.
- Cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển: Nhiệm vụ và công việc phải làm: Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng; Lên chương trình, nội dung kiến thức (phù hợp với mục đích, đối tượng của từng dự án, nhu cầu người học); Tổ chức đào tạo hoặc hỗ trợ đào tạo; Tham gia thực hiện đào tạo dự án; Lượng giá hoạt động đào tạo dự án.
- Giảng viên giảng dạy: Công tác xã hội trong các cơ sở đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học…
- Làm nhà tư vấn/ tham vấn trong các công ti, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn/ tham vấn tâm lí.
- Cán bộ trong các lĩnh vực xã hội như: Cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội, các Tổ chức Phi Chính phủ trong và ngoài nước…
- Cán bộ hỗ trợ mặt xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học.
7. Học Công tác xã hội ra trường lương bao nhiêu?
Một nhân viên trong ngành Công tác xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự tiến bộ của đời sống xã hội con người. Những người sống và làm việc trong ngành này cũng có mức thu nhập tương đối ổn định khoảng từ 7 đến 8 triệu đồng. Đối với một nhân viên Công tác xã hội được làm việc tại nước ngoài thì mức thu nhập lên tới 51,930 USD/năm (theo báo cáo của cục thống kê Lao động tại Mỹ).
8. Ai phù hợp với ngành Công tác xã hội
Đối với một nhân viên hoạt động trong ngành Công tác xã hội, nhất định phải có đủ những đạo đức và kỹ năng chuyên môn. Cụ thể đó là:
- Trung thực, thật thà;
- Có lòng bao dung, độ lượng;
- Tiếng Anh giao tiếp thành thạo;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng;
- Yêu thương đồng loại, đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn;
- Kĩ năng lập kế hoạch, theo dõi giám sát, thúc đẩy, làm việc theo nhóm, giao tiếp, nghiên cứu;
- Sẵn sàng đi xa;
- Có sức khỏe tốt.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Công tác xã hội, từ đó có thể đưa ra lựa chọn có nên học ngành này hay không.
Nguồn: Tuyển sinh số – Kỳ thi THPT quốc gia tổng hợp