Một số lưu ý trong quá trình làm bài tập kỹ năng môn Địa lý THPT Quốc gia

Với dạng thức thi THPT quốc gia mới, đề thi môn Địa lý THPT Quốc gia có nhiều thay đổi với những câu hợp tổng hợp yêu cầu nhiều kĩ năng thí sinh cần lưu ý.

Một số lưu ý trong quá trình làm bài tập kỹ năng môn Địa lý THPT Quốc gia

Một số lưu ý trong quá trình làm bài tập kỹ năng môn Địa lý THPT Quốc gia

Dưới đây là hướng dẫn của thptquocgia.org giúp các em vượt qua những dạng bài tập đó trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 một cách dễ dàng.

Biểu đồ

Biểu đồ có 2 câu hỏi: nhận dạng loại biểu đồ, biểu đồ trên thể hiện điều gì, nhận xét đúng (sai) từ biểu đồ đã vẽ, hoặc tính toán xử lí số liệu từ biểu đồ đã cho.

Câu hỏi từ biểu đồ này chỉ nằm ở cấp độ thông hiểu hoặc vận dụng thấp nên học sinh chỉ cần hệ thống kiến thức phần nhận dạng biểu đồ, không cần thiết phải đi sâu vào cách vẽ như thi tự luận.

Học sinh cần ôn tập lại các công thức tính toán, phân biệt câu hỏi tính chênh lệch bán kính và đường tròn khi luyện trắc nghiệm.

Bảng số liệu

Với môn Địa lý, bảng số liệu có 3 câu hỏi: thường ở dạng: nhận dạng biểu đồ, nhận xét hoặc nhận xét đúng sai, xử lí số liệu rồi mới trả lời được câu hỏi…

Học sinh cần thường xuyên nhắc lại những công thức tính toán cơ bản như: cân bằng ẩm, tốc độ tăng trưởng, tính tỉ trọng, tốc độ tăng dân số, bình quân thu nhập, bình quân lương thực, mật độ dân số…

Môn Địa lý THPT Quốc gia

Môn Địa lý THPT Quốc gia

Đồng thời cập nhật những bảng số liệu mới, thay đổi theo từng năm để có cái nhìn chính xác nhất về các lĩnh vực

Ví dụ: Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC CỦA NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM

Đơn vị: Nghìn tấn     

Năm Sản lượng
1986 40
2000 16291
2005 18519
2010 15185
2013 16705

Câu vận dụng thấp: Ý nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên

A. Sản lượng khai thác dầu thô liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2013.

B. Sản lượng khai thác dầu thô giảm liên tục từ năm 1986 đến 2005, từ năm 2005 đến năm 2010 lại tăng.

C. Từ năm 2010 đến năm 2013, sản lượng khai thác dầu thô không biến động.

D. Sản lượng khai thác dầu thô tăng 417,6 lần từ năm 1986 đến năm 2013.

Đáp án: B

Câu vận dụng cao: Nguyên nhân sản lượng dầu khí giảm sau năm 2005 là?

A. Thị trường thu hẹp.

B. Không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

C. Ổn định thị trường và sử dụng có hiệu quả tài nguyên.

D. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án: C

Cách sử dụng Atlat Địa lý để đạt điểm cao

Cách sử dụng Atlat Địa lý để đạt điểm cao

Cách sử dụng Atlat Địa lý để đạt điểm cao

Theo góc sinh viên, trong cấu trúc đề thi THPT quốc gia có 5 câu sử dụng Altat được 1 điểm. Cần nắm rõ mục lục từ trang 1 đến trang 31 trong Atlat để có thể tra cứu thật nhanh. Chú ý trong câu hỏi cũng nêu rõ Atlat trang bao nhiêu.

Nắm vững các kí hiệu trong trang 3, để học sinh dễ nắm bắt, tôi yêu cầu học sinh phân chia theo nhóm kí hiệu như sau:

  • Các yếu tố tự nhiên: Địa hình (thang mầu), khoáng sản (kí hiệu hình học, kí hiệu chữ), các dạng địa hình khác (kí hiệu tượng hình).
  • Các ngành công nghiệp: Trung tâm công nghiệp (vòng tròn màu hồng 4 cấp độ), các ngành khai thác khoáng sản (vòng đen bên ngoài kí hiệu), các ngành công nghiệp chế biến (kí hiệu tượng hình).
  • Các ngành nông nghiệp: Vùng nông nghiệp (nền màu), các ngành nông nghiệp (kí hiệu tượng hình)

Lưu ý: Ngoài chú giải chung ở trang 3 còn có chú giải riêng cho từng trang Atlat. Khi trong trang đã cho của câu hỏi không tìm thấy chú giải cho đối tượng địa lí cần trả lời thì nhanh chóng xem chú giải trang 3.

Câu hỏi Atlat thường ở mức độ thông hiểu và vận dụng thấp, có thể coi như những câu “chống liệt” của học sinh, tuy nhiên cần lưu ý vấn đề thời gian, cần thao tác thật nhanh.

Nguồn: thptquocgia.org – Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *