Phương án Online hiện nay được nhiều địa phương áp dụng cho học sinh, sinh viên để đảm bảo an toàn trong mùa dịch bệnh. Thế nhưng, có khá nhiều ý kiến trái chiều cho rằng học Online không đạt hiệu quả cao? Vậy thực hư ra sao và nguyên nhân từ đâu, mời các bạn theo dõi chia sẻ từ Góc Sinh Viên cụ thể như sau:
- Những thói quen đơn giản tạo nên sự thành công của nhiều người
- Những lợi ích của đăng ký xét tuyển học bạ trong thời Covid-19
- Cập nhật mới nhất về thời gian quay lại trường của học sinh TPHCM
Lý do nào khiến học online không đạt hiệu quả cao?
Hình thức học online trong mùa dịch Covid – 19 được đề cao hơn bao giờ hết để giảm thiểu khả năng tiếp xúc giữa các học sinh, sinh viên với nhau để tránh lây lan dịch bệnh và cũng tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, một số bạn sinh viên học tiếng Anh như bạn Kim Anh, nhân viên Marketing TPHCM vẫn e ngại: “Học tiếng Anh là quá trình dài và rất dễ nản chí nên các lớp học trực tuyến lại càng khó duy trì quyết tâm liên tục. Hoạt động tương tác ít hơn khiến học trực tuyến kém hiệu quả, người học dễ nản lòng.”
Vì sao học online không hiệu quả?
Đứng trên quan điểm của người dạy, PHT Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khẳng định: “Người học hiện nay không thiếu tài liệu học nhưng lại thiếu cách học hiệu quả. Thật ra thay đổi thiết bị không quyết định nhiều đến chất lượng học. Quan trọng nhất vẫn là cách thức truyền tải kiến thức, phương pháp giảng dạy”. Giáo viên nên tập trung dạy những thứ người học cần đồng thời có hướng truyền thụ hiệu quả để học viên nắm chắc và áp dụng thuần thục giúp việc học dù là online hay offline đều đạt hiệu quả.
Học sinh, sinh viên nên nâng cao ý thức trách nhiệm với việc học online
Muốn học online hiệu quả cần thay đổi tư duy dạy và học theo hướng chủ động, tích cực. Giáo viên nên linh hoạt và năng lượng trong giảng dạy để gia tăng hiệu quả khi không được gặp gỡ, tiếp xúc với học viên và bản thân học viên nên nâng cao ý thức, tự chịu trách nhiệm với việc học của mình.
Hành động tắt camera, tắt âm thanh của học viên khiến giáo viên không thể biết học viên có đang tập trung vào bài giảng không. Những thói quen kiểm tra hòm thư, tin nhắn, thông báo… dễ khiến việc học online bị sao lãng.
Học sinh, sinh viên nên nâng cao ý thức trách nhiệm với việc học online
Theo chia sẻ của bạn Huỳnh Đức sinh viên tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ, tại các lớp học online sinh viên được “mang lớp học về nhà” nhờ những quy định nghiêm ngặt như học bằng laptop và bật camera, chọn góc học yên tĩnh và ngồi học ngay ngắn, vào học đúng giờ, trang phục lịch sự. Sinh viên được yêu cầu giữ thái độ nghiêm túc cao độ trong lớp học online nên có trách nhiệm hơn với việc học, từ chuẩn bị đường truyền Internet tốt, chủ động “off” email, tin nhắn và các mạng xã hội khác đến hăng hái tham gia hoạt động lớp học.
Theo nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus: “Chúng ta lãng quên hơn 50 % kiến thức thu nạp sau 1 giờ và sau 1 ngày lượng thông tin ghi nhớ giảm xuống chỉ còn hơn 30 %”. Mr Đặng Minh Đức, cố vấn học thuật IELTS Fighter khẳng định: “Nếu tìm hiểu tài liệu trước khi học, nghe giảng và được thảo luận, thực hành những điều đã học ngay trên lớp thì học viên sẽ chỉ quên 20 % kiến thức”.
Giáo viên nên thay đổi tâm thế dạy online trong mùa dịch
Giáo viên nên được đào tạo nghiệp vụ giảng dạy online để cuốn học viên vào bài học, khiến họ chủ động nỗ lực thay vì ép buộc họ ngồi và nghe. Việc thầy cô độc thoại kiến thức, học sinh nghe bài giảng truyền thống không cho phép người học nhớ kiến thức và phát triển tốt bốn kỹ năng. Trong khi đó việc học chủ động với các hoạt động thực hành ngay tại lớp học không chỉ đẩy khả năng phản xạ nghe nói lên cao nhất mà còn phát triển “tâm thế” tự ý thức và có trách nhiệm với chính bản thân.
Giáo viên nên thay đổi tâm thế dạy online trong mùa dịch
Hình thức thực hành khi học online có thể thay đổi linh hoạt, thực hành với giáo viên, thực hành đôi với bạn hoặc chia lớp học thành các nhóm nhỏ theo sở thích, chuyên ngành, độ tuổi để mỗi người có cơ hội thực hành nhiều nhất đồng thời hoạt động học đạt hiệu quả cao.
Các giáo viên, giảng viên làm tròn vai trò nhạc trưởng “điều phối” lớp học đồng thời dành thời gian để học viên rèn luyện ngôn ngữ và “phát triển tri thức” ngay tại lớp học. Điều đáng nói, sự thay đổi này đòi hỏi cả người dạy và người học phải làm việc nhiều hơn. Nhưng đó là cách duy nhất để cải tiến, mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
Công nghệ có thể đưa người học tiếp cận kho kiến thức rộng lớn của nhân loại và thay đổi nhiều thứ nhưng cũng có thể mang lại thách thức cho người học. Học online hữu ích nhưng cũng có thể không giúp chất lượng học tốt hơn nếu cả người dạy lẫn học sinh, sinh viên vẫn giữ tâm thế dạy và học cũ. Vấn đề mấu chốt vẫn nằm ở tâm lý của người học và phương pháp giảng dạy. Tâm thế học càng thay đổi tích cực thì càng thích nghi và phát huy tối đa hiệu quả của hình thức học mới.
Theo: Tri Thức Trẻ