Làm thế nào để đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia môn Sinh năm 2016? Hãy lắng nghe và xem mình đã học được những gì?
- Luyện thi THPT Quốc gia môn Toán đạt điểm cao
- Bí quyết luyện thi THPT Quốc gia 2016 môn Vật Lý điểm cao?
- 4 Lưu ý thí sinh cần cân nhắc trước kỳ thi THPT Quốc gia 2016?
Xin chào Hằng, có 1 số bạn học sinh lớp 12 lo ngại rằng bây giờ em mới bắt đầu học môn Sinh thì có kịp không ? Và em có thể đưa ra một vài lời khuyên cho các bạn ấy được ko ?
Theo em nghĩ với các bạn đã học sinh đã có ý định chuyển sang khối B thì chắc hẳn các bạn ấy có một niềm yêu thích riêng đối với môn Sinh. Thường thì niềm yêu thích đó có thể là do các bạn thích khám phá và giải thích các hiện tượng thiên nhiến , do các bạn đam mê ngành Y , do các thầy cô giáo dạy môn Sinh truyền động lực ….
Tuy nhiên do vì lí do gì đi nữa khi các bạn cảm thấy thích thú môn Sinh thì các em sẽ dễ dàng học hơn . Vì thế , các bạn đừng quá lo lắng là kịp hay không kịp vì kiến thức thi môn Đại học – THPT Quốc gia môn Sinh nằm chủ yếu trong kiến thức chương trình lớp 12 và có một phần nhỏ nhỏ ở Sinh học 10 .
Nếu các bạn quyết tâm thì hoàn toàn các bạn có thể đạt được điểm cao SinhThời điểm này là thời gian mới bắt đầu năm học mới nên lượng kiến thức trong chương trình cũng được coi chưa là quá nhiều . Nên em nghĩ là các bạn bây giờ bắt đầu học thì cũng hoàn toàn phù hợp . Tất nhiên là việc các bạn làm quen sớm và học trước chương trình thì các bạn ấy có nhiều lợi thế hơn .
Nói một cách hơi hình ảnh: Ôn thi đại học là một cuộc thi chay bền và càng về đích thì càng cần bỏ ra nhiều sức để tăng tốc . Vậy thì em có đã xây dựng kế hoạch chạy đua của mình thế nào ?
Trong quá trình ôn thi của mình thì em chia quá trình học của mình ra làm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1 : Học kiến thức mới và làm các đề thi theo các chương và các chuyên đề luyện thi đại học
Giai đoạn này tiến hành cùng với việc học song song với kiến thức trên lớp khoảng tử lúc bắt đầu năm học đến thời gian trước Tết . Học xong kiên thức phần nào thì làm đề thi theo chuyên đề của phần đó . Kiến thức của phần nào mình thấy chưa vững thì luyện tập thật nhiều lần cho thành thạo . Tuy nhiên thời gian này vẫn còn các môn khác trên lớp nên em cũng chưa kịp đầu tư nhiều thời gian cho viếc học môn Sinh
Giai đoạn 2 : Luyện đề thi thử và bổ sung các kiến thức còn kém
Giai đoạn này bắt đầu từ sau Tết đến khoảng đầu tháng 4. Em bắt đầu đi tìm đề thi thử của các trường chuyên và tiến hành làm . ở giai đoạn này thì chưa giới hạn thời gian làm để nhưng chủ yếu là rèn kĩ năng cho bản thân .
Giai đoạn 3 : Giai đoạn gần thi : Luyện đề cấp tốc và tổng hợp lại kiến thức .
Thời gian còn lại đến trước khi thi THPT (trước thi THPT khoảng 1 tháng rưỡi). Lúc này em tập trung công việc chủ yếu vào làm đề . Với môn Sinh thì một ngày em làm 3 đề . Sáng một đề, chiều một đề, tối một đề. Tương tự như vậy em cũng luyện môn Toán và Hóa mỗi ngày. Và một ngày em dành khoảng thời gian 13 tiếng đề làm đề thi .
Không giống như Toán – Lí – Hóa – là các môn tự nhiên thiên về bài tập tính toán còn đối với môn Sinh thì trong đề thi THPT môn Sinh : lí thuyết 60% và 40 % bài tập . Em có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình về cách học lí thuyết và bài tập của mình cho các bạn học sinh lớp 12 ko ?
Trong các đề thi gần đây các em cũng thấy là đề Sinh rất dài, tầm 7- 8 trang, trong đó có 60 % điểm là thuộc về các câu lí thuyết . Thực tế thì mình thấy đối với dân tự nhiên thì lí thuyết rất khó học và khó vào đầu . Có những phần hôm nay mình ôn tập rất kĩ , rất hiểu nhưng sau đó mình lại quên ngay cứ như vậy thì mình bị nản chí.
Vậy thì mình làm thế nào để có thể ghi nhớ được các kiến thức lí thuyết trong SGK ?
Trước tiên mình cần phải phân biệt rõ các khái niệm đó với nhau để không bị nhầm khái niệm này với khái niệm kia .
Ngoài ra trong môn Sinh có nhiều hình ảnh minh họa trong SGK các bạn có thể tận dụng để làm thác kiến thức mới hoặc ôn lại kiến thức cũ hoặc có thể mình tạo ra hình ảnh cho các phần kiến thức mình học. Hình ảnh thì bao giờ cũng ghi nhớ hơn là lí thuyết .
Vì phần lí thuyết mình tương đối yếu nên có thể đầu tư thời gian hơn vào phần này .
Nếu bạn nào chăm chỉ hơn 1 tí thì có thể tự mình làm cho mình những Sơ đồ tư duy logic của các chương, đó là cách hệ thống kiến thức tốt nhất, đảm bảo tính lô giccủa các bài học trong chương.
Cuối cùng là mình chọn cách học là luyện đề thi lý thuyết sau từng chương và từng chuyên đề để vận dụng các kiến thức mình đã học và kiểm tra xem chỗ nào mình bị hổng ?
Lý thuyết chưa vững thì các bạn làm đề từng chương, từng phần, gặp câu nào làm rồi cũng làm lại, đó là 1 cách học rất hiệu quả, gặp nhiều thành nhớ. Chốt lại về lý thuyết thì chỉ nằm trong SGK và đòi hỏi mình phải hiểu và vận dụng, nhớ quan tâm đến cuốn SGK .