Dựa trên Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến năm 2020 các trường Đại học phải dừng hẳn đào tạo hệ Cao đẳng.
- Kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2019
- Kỳ thi thpt quốc gia 2019 điều chỉnh nhiều trường thay đổi tuyển sinh
- Thi THPT Quốc gia 2019: Giám sát chấm thi là yêu cầu đặc biệt quan trọng
Dừng đào tạo Cao đẳng trong các trường Đại học
Theo đó dựa trên thông tư của Bộ GD&ĐT ban hành năm 2015 các trường Đại học đang đào tạo Cao đẳng phải bắt buộc giảm dần chỉ tiêu ít nhất 30% và chấm dứt đào tạo vào năm 2020 theo đúng quy định của thông tư.
Mặc dù thông tư đã có hiệu lực nhưng hiện nay rất nhiều trường Đại học vẫn đang thực hiện tuyển sinh đối với hệ Cao đẳng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Xét học bạ, xét điểm thi của kỳ thi thpt quốc gia hàng năm.
Đơn cử như tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh mặc dù đã cắt giảm các ngành đào tạo hệ cao đẳng nhưng vẫn đang đào tạo 13 ngành với số lượng tuyển sinh là 3.500 chỉ tiêu. Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh tuyển sinh 15 ngành hệ cao đẳng với 1.500 chỉ tiêu, bằng với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017.
Tương tự, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) vẫn còn tuyển sinh hệ cao đẳng. Trong khi đó, Trường Đại học Tài chính – Marketing TP Hồ Chí Minh sau khi bỏ tuyển sinh hệ cao đẳng vào năm 2016 thì năm 2018 lại tuyển sinh trở lại với lý do mới sáp nhập thêm Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan.
Theo ý kiến của đại diện các trường này cho rằng: “Các trường này đa phần đã định hình được chất lượng đào tạo ở bậc cao đẳng và được xây dựng nhiều năm nay. Hơn nữa, hệ thống cơ sở vật chất thí nghiệm, thực hành dành cho hệ cao đẳng đang được khai thác khá hiệu quả. Cho nên đây là lý do nhiều trường chưa muốn dừng cũng như còn ỷ lại và sợ không cắt giảm chỉ tiêu”
Trong khi đó, nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tuân thủ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cắt giảm và tiến tới dừng đào tạo hệ cao đẳng như: Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng TP Hồ Chí Minh, Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh, Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh… đã bỏ tuyển sinh hệ cao đẳng hơn 4 năm.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, quan điểm bỏ hệ cao đẳng trong các trường đại học là một bước đi đúng đắn và phù hợp với xu thế hiện nay, các trường đại học cần tập trung đào tạo bậc đại học và sau đại học. Là một trong những trường được thành lập nhắm đến chuyên sâu ở bậc Cao đẳng y dược, bà Lương Tâm Uyên – Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng:
“Xu hướng các trường hiện nay là nhấn đến việc chuyên sâu về ngành nghề để tập chung nghiên cứu và giảng dạy hiệu quả thay vì các trường Đa ngành nghề, đa hệ đào tạo. Các trường này gần như đã được Bộ quy hoạch như ĐH Quốc gia, ĐH vùng. Hơn nữa để phù hợp với khung cơ cấu giáo dục quốc dân cũng như định hướng giáo dục nghề nghiệp. Đây sẽ là hướng đi tách bạch và tốt cho cả học sinh lần trường Cao đẳng như chúng tôi.”
Để nâng cao chất lượng cho các trường đại học, theo ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên chuyên viên tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường thanh, kiểm tra các trường để bảo đảm thực hiện đúng lộ trình bỏ đào tạo cao đẳng như đã cam kết theo từng năm.
Bên cạnh đó, cần nhanh chóng giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học theo hướng dựa vào năng lực đào tạo, cơ sở vật chất thực tế của từng trường; đồng thời, thực hiện phân tầng, xếp hạng theo chiều hướng cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, ứng dụng và thực hành.
thptquocgia.org tổng hợp.