Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT, Kỳ thi THPT quốc gia vẫn sẽ được giữ ổn định đến năm 2020, tuy nhiên sẽ có những cải tiến quan trọng trong quy trình tổ chức và chấm thi.
- Có nên duy trì chính sách cử tuyển?
- Các trường Đại học làm thế nào để đảm bảo chất lượng đầu vào?
- Hàng loạt thủ khoa các trường Quân đội là thí sinh Hòa Bình & Lạng Sơn
Đề xuất mới về cách chấm thi THPT quốc gia năm 2019
Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng chủ trương của Bộ GD-ĐT giữ ổn định kỳ thi THPT quốc gia ‘hai trong một’ cho đến năm 2020. Tuy nhiên khi xuất hiện những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, để kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đạt chất lượng cần một số cải tiết trong quy trình tổ chức thi và chấm thi.
Tính điểm cho những câu trả lời đúng và câu bỏ trống
Kỳ thi THPT quốc gia được xem là kỳ thi “hai trong một” bởi 2 mục tiêu: xét tốt nghiệp và đồng thời là căn cứ để các trường ĐH tuyển sinh. Theo đó, cấu trúc đề gồm 60% kiến thức cơ bản, 40% kiến thức nâng cao.
GV Minh Huệ, cán bộ tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tính chất của kỳ thi THPT và tuyển sinh ĐH là khác nhau. Mục tiêu của kỳ thi THPT là để kiểm tra, đánh giá thí sinh (TS) theo một chuẩn đầu ra xác định, không có hạn chế về số lượng TS đạt chuẩn. Trong khi đó, mục tiêu của kỳ thi tuyển sinh ĐH là chọn người giỏi với số lượng nhất định. Tuyển sinh ĐH mang tính cạnh tranh, phân loại trình độ, năng lực giữa các TS. Thành thử việc ra đề cho một kỳ thi đạt được hai mục tiêu là rất khó, cũng giống như chỉ có thể nặn tượng một người đàn ông hay tượng một người đàn bà chứ khó mà nặn tượng một người với 60% là đàn bà và 40% là đàn ông.
Do đó, thay vì một bài thi, ở mỗi môn thi sẽ có hai bài thi riêng rẽ. Đầu tiên, tất cả TS sẽ làm bài thi THPT gồm những câu hỏi ở mức cơ bản. Sau đó, các TS có nguyện vọng thi ĐH sẽ ở lại để thi tiếp bài thi tuyển sinh ĐH, gồm những câu hỏi với mức độ nâng cao hơn và có tính phân loại.
Hình thức thi không thay đổi: Môn ngữ văn thi tự luận, các môn khác thi trắc nghiệm.
Thời gian làm bài tạm dự kiến như sau: Ngữ văn: Bài thi THPT có thời gian làm bài 50 phút, ĐH 100 phút. Toán: Bài thi THPT 40 phút, gồm 25 câu hỏi; mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án đúng; mỗi câu trả lời đúng được 0,4 điểm, câu trả lời sai 0 điểm. Bài thi tuyển sinh ĐH 85 phút gồm 20 câu hỏi; mỗi câu hỏi có 5 phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án đúng; mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Để khuyến khích TS không đánh lụi, mỗi câu bỏ trống được 0,12 điểm, câu trả lời sai 0 điểm. Môn khoa học tự nhiên (hay khoa học xã hội): Bài thi THPT 60 phút, thi tuyển sinh ĐH 120 phút. Môn ngoại ngữ: Bài thi THPT 35 phút, thi tuyển sinh ĐH 55 phút.
Ưu điểm của việc cải tiến này là kỳ thi THPT rất nhẹ nhàng nhưng vẫn mang tinh thần nghiêm túc của tuyển sinh ĐH. TS không có nguyện vọng thi ĐH sau khi kết thúc bài thi THPT sẽ được ra về ngay. Mỗi môn thi được tách riêng rõ ràng thành 2 bài: Bài thi THPT (cơ bản) để xét tốt nghiệp và bài thi tuyển sinh ĐH (nâng cao, phân loại) để xét tuyển. Khi đó, việc thiết kế, phản biện và đánh giá chất lượng đề thi sẽ thuận lợi hơn nhiều. Các trường ĐH chỉ căn cứ vào điểm bài thi tuyển sinh để xét tuyển.
Đề xuất thay đổi về cách chấm thi THPT quốc gia năm 2019
Đề nghị không chấm thi tại địa phương.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã xảy ra một số tiêu cực ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình là do việc chấm thi thực hiện tại địa phương. Do vậy, đề nghị kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 không chấm thi tại địa phương nữa mà thành lập một số cụm chấm thi quốc gia, mỗi cụm phụ trách chấm một số tỉnh. Sau khi thi xong, tất cả bài thi được niêm phong, bảo mật và vận chuyển về các cụm chấm thi. Tại các cụm này, khu vực chấm bài thi trắc nghiệm được cách ly với 3 vòng, giống như khi in sao đề. Bài thi tự luận được rọc phách tại đây rồi chuyển về các cơ sở chấm là một số trường ĐH và một số tỉnh, thành phố. Mỗi cơ sở chịu trách nhiệm chấm bài thi của một số tỉnh được lựa chọn bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Sau khi chấm xong, bài thi được chuyển lại về các cụm chấm thi để ghép phách.
Nguồn: thptquocgia.org tổng hợp.