Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đã có ý kiến cho rằng nên cân nhắc có nên tổ chức thi tốt nghiệp THPT hay không?

Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến rộng rãi về việc sửa đổi 29 điều và bổ sung một điều mới. Bộ sẽ tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa để gửi Bộ Tư pháp thẩm định vào tháng 12, sau đó Bộ sẽ giải trình ý kiến thẩm định, chỉnh sửa dự thảo để trình Chính phủ trong tháng 1.2018.

Đề xuất bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trong Hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH do Bộ GD-ĐT tổ chức, ông Nguyễn Phi Phúc, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai, đề xuất: “Phải chăng nên xem xét tính khả thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT để cân nhắc việc có nên tổ chức kỳ thi này không? Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng kỳ thi này hiệu quả chưa cao, tốn kém trong khi việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH cần thiết hơn. Như vậy kinh phí tổ chức thi tốt nghiệp có thể bổ sung vào ngân sách hỗ trợ nâng cao đời sống giáo viên…”

Quay lại thời điểm kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 vừa qua, ngay sau khi điểm thi THPT Quốc gia được công bố rộng rãi, mọi người không quá bất ngờ vì kết quả đỗ tốt nghiệp của các địa phương tương đối cao, nhiều nơi gần mức 100%. Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 được gắn với hình ảnh “cơn mưa điểm 10”.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Phi Phúc, T.S Y Dược Nông Thị Tiến – hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, để thầy không chạy theo thành tích, trò không dồn dập thi cử, thì nên xét tốt nghiệp căn cứ theo lực học trong học bạ. Bạn nào không tiếp tục học được vẫn có bằng phổ thông để xin việc. Còn bạn nào muốn theo học cao hơn thì ôn thi tiếp. Nhưng tất nhiên phải đảm bảo tính công bằng và không chạy theo bệnh thành tích.

Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không?

Có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không?

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, nếu kết quả tốt nghiệp đã tốt như vậy, nên giảm tải áp lực cho thí sinh bằng cách bỏ thi tốt nghiệp THPT. Thêm vào đó, Bộ giáo dục cũng nên đầu tư kĩ lưỡng hơn cho việc thi Đại học để các trường có thể tuyển được những thí sinh tốt nhất. Điều này cũng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phụ huynh có con thi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 chia sẻ: “Tôi có thắc mắc là mấy năm nay, các trường cấp 3 không xét bằng giỏi, khá, trung bình như mọi năm mà chỉ có công nhận tốt nghiệp. Vậy thì sao ngay từ đầu, Bộ không cấp chứng nhận luôn tốt nghiệp để con em chúng tôi không có nhu cầu đi thi Đại học có thể đi làm, học nghề, còn các em có nhu cầu học cao hơn có thêm thời gian dồn sức cho chuyên ngành mình đã chọn?”.

Về vấn đề này, Linh Nhi – sinh viên năm nhất Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, riêng em thấy kỳ thi THPT Quốc gia cũng không đánh giá được hết học lực của thí sinh, đề thi có độ khó vượt ngưỡng của thi tốt nghiệp nhưng lại chưa với tới được yêu cầu phân loại của đề thi Đại học. Học sinh ở mức trung bình còn có thể lấy được 6-7 điểm. Và thực trạng đó dẫn tới tình trạng đạt tối đa 30 điểm nhưng vẫn trượt Đại học.

Theo góc sinh viên, nhiều quan điểm cho rằng, xét tốt nghiệp là căn cứ vào cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Về lý, điều này sẽ chính xác hơn, toàn diện và khoa học hơn. Tất nhiên việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phải khách quan, công bằng. Nếu bỏ thi kỳ thi THPT quốc gia thì hàng năm chúng ta sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí xã hội với số tiền hàng trăm, ngàn tỷ đồng như hiện nay. Bởi, xét cho cùng, đa phần thí sinh tham gia thi tốt nghiệp đều đã hoàn thành mục tiêu.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *