Hầu hết nhiều thí sinh đều có mong muốn Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ đơn giản hơn, ít áp lực, và có đề xuất loại bỏ Tiếng Anh khỏi môn thi bắt buộc trong phương án mới nhất hiện nay.
- Tuyển sinh 2024: Cập nhật phương án tuyển sinh của trường Đại học và Cao đẳng
- Trường Đại học Lương Thế Vinh xét tuyển Đại học và Miễn 100% học phí năm 2023
- Chuyên khối D có học Cao đẳng Y Dược được không?
Có nên loại Ngoại ngữ ra khỏi môn thi bắt buộc trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 hay không?
Trong thời gian gần đây, việc số môn thi và phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã trở thành đề tài sôi nổi trong cuộc thảo luận và tranh luận của học sinh, giáo viên và các chuyên gia giáo dục. Có nhiều quan điểm trái chiều về việc xem xét tính bắt buộc hoặc lựa chọn của ngoại ngữ.
Ngoại ngữ trong Kỳ thi THPT: Bắt buộc hay lựa chọn?
Có nhiều giáo viên dạy môn Tiếng anh bậc THPT đưa ra quan điểm rằng nên xem xét việc loại bỏ môn Ngoại ngữ khỏi danh sách môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bởi giáo viên cho rằng điều này là hợp lý vì hiện tại nhiều trường ở vùng núi không có đủ số lượng giáo viên dạy môn này và còn thiếu sự đồng bộ. Học sinh cũng đối mặt với nhiều hạn chế về khả năng và cơ hội tiếp xúc với ngoại ngữ, gây ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục.
Đồng thời, việc thi môn ngoại ngữ có thể khiến học sinh học nhiều môn ngoại ngữ, nhưng việc học và thi chỉ để đạt điểm có thể khiến học sinh dễ bị lạc hướng và không thực sự thành thạo ngoại ngữ như mong đợi. Thực tế, nhiều học sinh chỉ học để đối phó với việc thi, chứ không phát triển cả 4 kỹ năng ngôn ngữ, bao gồm: nghe, nói, đọc và viết. Thậm chí, có trường hợp mặc dù họ có thể đạt được kết quả mong đợi trong bài thi, nhưng hiếm khi các em học sinh sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả trong giao tiếp và học tập.
Theo thông tin Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội có được: Nhiều giáo viên đề xuất rằng Ngoại ngữ nên trở thành môn thi lựa chọn thay vì bắt buộc, trong đó kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ bao gồm 2 môn thi bắt buộc: Toán và Ngữ văn, cùng với 2 môn thi lựa chọn theo năng lực và sở trường của học sinh. Điều này có thể giúp đánh giá năng lực và phẩm chất học sinh một cách chính xác và tuân thủ theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Phương án “2+2” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt
Loại bỏ Ngoại ngữ khỏi môn thi bắt buộc là lựa chọn hợp lý?
Số môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang là chủ đề của cuộc tranh luận sôi nổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và đang thu thập ý kiến từ dư luận xã hội và giáo viên. Phương án “2+2” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, với việc thí sinh sẽ thi hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, và có thể chọn thêm hai môn theo sở thích, trong đó Ngoại ngữ sẽ không còn là môn thi bắt buộc.
Có nhiều giáo viên đưa ra quan điểm đồng tình với việc nên xem xét việc loại môn Ngoại ngữ khỏi danh sách môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này sẽ giúp xóa bỏ sự không công bằng đối với học sinh ở những nơi không có điều kiện tốt cho việc học ngoại ngữ. Nếu có thể hãy để ngoại ngữ tồn tại tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày, như một công cụ. Học sinh nên học ngoại ngữ theo nhu cầu của họ. Việc ngoại ngữ trở thành môn bắt buộc không giúp cải thiện kết quả của học sinh trong môn này, vì học chỉ để thi không đảm bảo trình độ sử dụng ngoại ngữ.
Theo thông tin Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật: Vào đầu tháng 10/2023, theo kết quả tổng hợp ý kiến tham gia đóng góp ý kiến về số môn thi trong phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, gần 60% ý kiến của giáo viên tại một số địa phương (gồm: TP.HCM, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang) đề xuất rằng Kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 nên chỉ bao gồm 4 môn thi. Các môn này gồm 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán, cùng với 2 môn lựa chọn từ danh sách môn học khác mà học sinh đã học ở lớp 12 (bao gồm cả ngoại ngữ và lịch sử).
Nguồn: thptquocgia.org tổng hợp