Chỉ mặt những lỗi dễ làm mất điểm môn Văn khi thi THPT quốc gia

Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, môn Ngữ văn là môn duy nhất thi bằng hình thức tự luận cũng là môn thi chiếm nhiều thời gian nhất. Để có được điểm bài thi tốt trong kỳ thi THPT quốc gia thí sinh cần chú ý những lỗi dễ mất điểm môn Văn.

Chỉ mặt những lỗi dễ làm mất điểm môn Văn khi thi THPT quốc gia

Chỉ mặt những lỗi dễ làm mất điểm môn Văn khi thi THPT quốc gia

Thứ nhất: Phải nắm chắc cấu trúc đề thi môn Văn

Năm 2017, cấu trúc đề thi môn Văn có nhiều thay đổi, đặc biệt thời gian làm bài rút ngắn còn 120 phút, câu nghị luận xã hội và văn học đều không hoàn toàn giống năm trước, câu hỏi đọc hiểu cũng được điều chỉnh để rút ngắn thời gian làm bài. Phương pháp học thông minh và được cho là logic đó là nắm cấu trúc đề thi, việc nắm vững cấu trúc đề thi sẽ giúp thí sinh có những phương pháp ôn tập đúng.

Thay đổi cấu trúc đồng nghĩa với việc đáp án chấm và thang điểm cho từng phần cũng thay đổi theo. Cụ thể, các năm trước có 8 câu hỏi cho 2 văn bản thì đề thi môn Văn có nhiều câu hỏi ở mức nhận biết đơn giản dành cho học sinh đại trà. Thang điểm cho mỗi câu là 0,25 điểm.

Nhưng năm 2017, khi thang điểm thành phần vẫn giữ nguyên là 0,25, thí sinh chỉ phải trả lời 4 câu hỏi, các câu hỏi này sẽ có yêu cầu cao hơn, đòi hỏi nhiều ý trả lời hơn.
Nếu thí sinh chỉ trả lời đơn giản hoặc trả lời một cách chung chung mà không viết rõ ràng hoặc không phân tích chi tiết thành các ý nhỏ thì rất dễ bị thiếu ý và bị mất điểm.

Không phải Văn là chỉ học thuộc lòng và sẽ khó dành điểm cao môn Văn

Quan sát và phân tích đề thi minh họa và thử nghiệm môn Văn thi THPT quốc gia 2017 của Bộ GD&ĐT, rõ ràng lượng câu hỏi nhận biết đơn giản đã giảm đi nhiều, câu hỏi khó hơn ở mức thông hiểu hoặc vận dụng chiếm tỷ trọng nhiều hơn.

Trong đó đáng chú ý là những câu hỏi có tính gợi mở (như “hiểu thế nào?”, “vì sao tác giả cho rằng?”, “thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất?”, “điều tâm đắc nhất là gì?”…). Với dạng câu hỏi như thế này đòi hỏi thí sinh phải hiểu đúng văn bản, liên kết tốt, tư duy có chiều sâu và có cách trả lời câu hỏi hợp lý.

Vì vậy, ngoài kiến thức về đọc hiểu văn bản mà thí sinh được dạy trên lớp, các em cần lưu ý thêm cách thức trả lời các dạng câu hỏi gợi mở này. Thí sinh cần tránh các lỗi dễ mất điểm khi làm bài thi môn Văn như: trả lời quá sơ sài không đáp ứng đủ yêu cầu đề thi; viết quá lan man dông dài, mất thời gian không cần thiết; không phân biệt được nên trả lời theo ý gạch đầu dòng hay viết thành đoạn văn, không trả lời đúng trọng tâm ý hỏi…

Thứ ba: Thí sinh không nắm được kỹ năng làm bài

Nhiều thí sinh khi đi thi không dành thời gian phân tích đề, nên rất hay mắc lỗi khi làm bài. Thao tác phân tích đề là vô cùng quan trọng, nó giúp thí sinh có cái nhìn tổng thể từ đó đưa ra được hướng làm bài thi hiệu quả nhất.

Vì vậy, khi vào phòng thi các em cần chú ý những điều sau:
  • Phân tích số lượng câu hỏi, từng vế của câu hỏi, mối liên quan giữa các câu hỏi và các vế của câu hỏi.
  • Đề có phần lựa chọn để trả lời hay bắt buộc, phải trả lời thành các ý gạch đầu dòng hay một đoạn văn.
  • Đề yêu cầu đóng về kiến thức hay phải làm bài theo hướng mở, có yêu cầu quan hệ so sánh, liên hệ như thế nào, tác phẩm nào…
  • Tất cả các yêu cầu phân tích đề trên đều có trong 3 câu hỏi: đọc hiểu (3 điểm), viết đoạn văn (2 điểm) và nghị luận văn học (5 điểm) của đề thi.
Lưu ý với câu hỏi nghị luận:

Câu hỏi nghị luận là câu hỏi chiếm tỷ trọng cao trong đề thi, nhưng thí sinh thường hay xác định sai trọng tâm của vấn đề cần nghị luận. Thông thường nguyên nhân là do các em hiểu sai văn bản hoặc hiểu sai nội dung vấn đề mà câu hỏi nghị luận đề cập đến.

Cái khó khi làm bài nghị luận là hình thức ra đề nghị luận rất đa dạng: từ văn bản đọc hiểu, trích dẫn vài câu của văn bản đến một ý kiến liên quan đến nội dung văn bản… mà đề yêu cầu viết đoạn văn. Nếu thí sinh hiểu sai, xác định sai trọng tâm vấn đề thì khi làm bài rất dễ bị lạc đề.

Thứ tư : Lười lập dàn ý trước khi viết văn

Áp lực về thời gian bị rút ngắn khiến nhiều học sinh bỏ qua bước lập dàn ý khi làm bài văn nghị luận. Tuy nhiên, muốn đạt điểm cao bài thi môn văn thì lập dàn ý là bước không thể thiếu. Nó giúp thí sinh định hướng bài văn sẽ viết theo hướng nào, dẫn dắt luận điểm ra sao, căn cứ vào luận cứ nào. Từ dàn ý chuẩn các em có thể tùy ý thêm bớt ý tứ để bài làm mạch lạc, cân đối hơn.

Nếu không có dàn ý bài làm của học sinh rất dễ bị chắp vá, bố cục không cân đối, ý tứ rời rạc, thiếu sự tinh tế. Trong khi đó, theo cấu trúc đề thi minh họa đã công bố của Bộ thì câu hỏi này có sự lồng ghép khá nhiều yêu cầu, nhiều mức kiến thức khác nhau trong một bài làm. Cho nên không thể không có một dàn ý trước khi viết.
(THPTQUOCGIA TỔNG HỢP)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *