Theo đề minh họa chính thức của Bộ GD&ĐT thì cấu trúc đề thi năm nay bao gồm cả kiến thức lớp 11 và kiến thức lớp 12, để tránh học sinh học vẹt, học tủ, cùng khám phá những phương pháp sau đây nhé!
- Sau TẾT lo học sinh “lú bánh” quên bài bỏ học cúp tiết
- Những sai lầm không đáng có khi trình bày bài thi môn Văn THPT Quốc gia 2018
- Dự kiến mức điểm ưu tiên khu vực trong năm 2018 sẽ giảm 50%
Bí quyết giúp teen 2k lưu lại phương pháp nhớ lâu và bền vững
Kỳ thi THPT Quốc gia là kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh. Đến thời điểm hiện tại, chắc hẳn các bạn đang bắt đầu quá trình chạy nước rút cho bản thân, mong đạt kết quả cao nhất. Nhưng cũng có rất nhiều bạn không biết nên ôn luyện như thế nào để không gặp tình trạng “học trước quên sau”.
Học cách “lập dàn bài”
Lập dàn bài tưởng như chỉ dành cho tập làm văn, nhưng nếu áp dụng được phương pháp này vào quá trình học tập, ghi chép… sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn. Vậy cách thức và phương thức ghi cụ thể như thế nào?
Yêu cầu đầu tiên đó là bạn cần đọc nội dung toàn bài mà bạn muốn học xem nội dung đó nói về vấn đề gì và yêu cầu điều gì. Sau đó, chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính. Lưu ý là 3 phần, vì đó là cách chia hợp lý và khoa học nhất, vì nếu chia thành 1 hay 2 phần thì quá ít, còn nhiều hơn 3 thì lại khiến bài học thêm rối.
Tiếp tục bạn hãy chia các phần nhỏ trong 3 mục lớn đó và học theo từng phần. Bạn nên sử dụng bút màu hoặc ký hiệu để note lại từng ý và đừng quên sử dụng sơ đồ tư duy trong lúc lập dàn bài. Kiến thức được chia theo từng ý như vậy sẽ giúp bạn dễ theo dõi và dễ học hơn.
Học cách “lập dàn bài”
“Phương pháp lập dàn bài rất hiệu quả đối với tất cả các môn học, nó sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh và lâu hơn, đặc biệt là không ghi nhớ một cách máy móc như cách học thông thường. Em đã áp dụng và thấy hiệu quả rất tốt”, Hà Phương – sinh viên năm nhất Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.
Bằng cách “hồi tưởng” để hệ thống lại bài học
Khi bạn đã có một dàn bài chi tiết và hợp lí hãy nhìn thật kĩ vào dàn bài đó và cố gắng “chụp ảnh” dàn bài đó vào trong não. Quá trình “chụp ảnh” chính là quá trình bạn cố gắng ghi nhớ cấu trúc của bài học thông qua dàn bài đã lập.
Sau đó bạn hãy tập trung hồi tưởng lại những hình ảnh bạn vừa chụp lại trong đầu. Đến chỗ nào bị mắc bạn hãy cố nhớ thêm 1,2 lần nếu vẫn không nhớ ra bạn hãy lật lại để xem. Cứ như vậy cho tới hết nội dung bài học. Bạn nên đánh dấu lại phần kiến thức quên để học ôn lại cho nhuần nhuyễn. Thực hiện việc “hồi tưởng” nhiều lần sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn rất nhiều việc cứ ngồi “học vẹt” và “đọc kinh” cho thuộc lòng.
Bằng cách “hồi tưởng” để hệ thống lại bài học
Ghi chép hiệu quả
Ghi chép là một công việc hằng ngày của các bạn học sinh nhưng không phải bạn học sinh nào cũng biết cách ghi chép hiệu quả.
Ghi chép hiệu quả nghĩa là chúng ta có thể sử dụng những điều đã ghi bất cứ lúc nào một cách linh hoạt nhất. Để làm được điều đó, bạn nên ghi chép bất kì đâu có thể. Ngoài vở ghi, bạn có thể ghi giấy nhớ, ghi vào điện thoại, máy tính bảng,… bất kì đâu để khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem ngay lập tức mà không phải làm cái việc mà ai cũng lười đó là căng mắt tìm kiếm trong đống vở ghi.
Cuối cùng để ghi nhớ lâu teen 2k nên sử dụng kết hợp 3 phương pháp trên một cách hài hòa và linh hoạt. Chúc các bạn sĩ tử sẽ vượt qua tốt kỳ thi THPT Quốc gia 2018!
Nguồn: thptquocgia.org