Bí kíp cho thí sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2016

PGS.TS Võ Văn Minh – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm đã có những lời khuyên dành cho thí sinh đã tốt nghiệp THPT Quốc gia chuẩn bị dự tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm 2016.

can-nhac-ki-khi-chon-truong-chon-nganh

Thí sinh cần cân nhắc để không hối tiếc khi đã quyết định

Bước 1: Hãy tự phân tích bản thân. Các em hãy liệt kê tất cả các sở thích, sở trường, năng lực học, năng lực tài chính của gia đình,…. Chắc chắn rằng mỗi em sẽ có 1 đặc điểm riêng và đây chính là nhân tố cơ bản để các em quyết định lựa chọn.

Bước 2: Hãy bắt đầu từ mong ước của chính mình – không phải của người khác. Các em hãy ghi ra ước mơ của mình như:  Mong ước sẽ làm gì? ở đâu? đóng góp, phục vụ như thế nào trong tương lai…

Nếu các em vẫn chưa rõ thì hãy tưởng tượng ra mình mong trở thành “nhân vật” nào trong tương lai? Cũng cần xác định tương lai gần (5-10 năm) hay tương lai xa.

Hãy tham vấn người thân, thầy cô hoặc tra cứu trên internet về các vấn đề trên. Chẳng hạn, để được như nhân vật này, công việc, vị trí kia thì cần những gì? Cần học ngành gì?….Nên nhớ tất cả cũng chỉ là tham khảo. Kiểm tra lại ước mơ của mình, khả năng của mình có phù hợp không?

Cũng cần nhớ rằng, từ ước mơ đến hiện thực cũng là một đoạn đường rất dài và cũng không phải ai cũng có thể đi đến đích của ước mơ như những gì mình mong ước từ khi quyết định lựa chọn ngành học. Mọi thứ điều có thể thay đổi. Nhưng nếu lựa chọn được trường/ ngành mình mong ước học thì thái độ học sẽ rất tích cực hơn và thường đạt được kết quả như mong đợi hơn.

Bước 3: Hãy liệt kê ra Tên ngành, trường, địa điểm của trường có liên quan và hãy tìm hiểu kỹ về những trường/ ngành/ địa phương ấy. Chẳng hạn như: năng lực đào tạo của trường này như thế nào? Cơ hội việc làm của các ngành đó ra sao? Cuộc sống của địa phương đặt trường có an toàn không? Mức sống ra sao? Có phù hợp với mình không?…

Bước 4: Tiếp tục phân tích các yếu tố quyết định đến khả năng trúng tuyển. Ví dụ như điểm chuẩn, tỷ lệ chọi của các năm trước như thế nào? phổ điểm thi THPT Quốc gia của cả nước và khu vực năm nay ra sao và so với điểm của mình hiện có? Một lần nữa cần tham vấn của những người có hiểu biết về giáo dục để có thêm thông tin, dễ ra quyết định cuối cùng.

Hãy tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình.

tu-chiu-trach-nhiem-voi-quyet-dinh-cua-minh

Hầu hết những người thành công là những người quyết đoán. Quyết đoán là kết quả của một quá trình rèn luyện chứ không phải chỉ bản năng. Trước khi trở thành một sinh viên của trường Đại học – ngưỡng cửa mới của cuộc đời – hãy là người tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Đây cũng chính là thái độ có tính chất quyết định kết quả học tập cũng như kiên trì theo đuổi ước mơ.

Trước khi quyết định nên biết tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của thầy cô, những người mà mình tin cậy về trình độ, tầm nhìn,… Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ để tham khảo. Tất nhiên, nhiều ý kiến rất dễ rối trí và rất dễ sợ mất lòng. Nhưng hãy nhớ rằng, phải biết chấp nhận, vì không thể tránh được “mất lòng” trong suốt cuộc đời mình. Còn sợ rối trí thì hãy nên quay lại để kiểm tra 4 bước trên.

Thực ra, tất cả các ngành mà các trường ĐH,CĐ đang đào tạo thì xã hội cũng luôn có nhu cầu. Người giỏi thực sự thời nào xã hội cũng trọng dụng và bản thân họ cũng có thể làm được những việc mà xã hội cần. Người giỏi thực sự bên cạnh sự hỗ trợ, đào tạo của nhà trường, phần lớn được hình thành từ sự tự học, tự rèn luyện.

Mà sự tự học, tự rèn luyện phụ thuộc rất nhiều vào niềm đam mê và tính kiên trì theo đuổi ước mơ. Đừng quá bận tâm đến ngành nào dễ xin việc, ngành nào kiếm được nhiều tiền,… mà hãy phải là chính mình: mình mong muốn gì? có quyết tâm theo đuổi mong ước đó hay không?

Con đường nào mình sẽ đi đến đích nhanh nhất?,… Ngày hôm nay, ngành A là ngành “hot”, vậy 5 năm sau liệu có còn “hot” nữa. Ngành “hot” nhưng bản thân mình có thực sự thích không? hay chỉ vì mình thích dễ có việc, việc nhẹ nhàng và có nhiều tiền?,…

Hãy suy nghĩ thật thận trọng để lựa chọn Ngành mình ĐƯỢC HỌC, Việc mình ĐƯỢC LÀM, ĐƯỢC CỐNG HIẾN,… Tiền bạc, địa vị,… nên xác định đó là kết quả của lao động, cống hiên, đừng nên xác định là mục đích của mục đích. Sẽ cảm nhận được hạnh phúc thật sự nếu chúng ta “ĐƯỢC” không phải “”BỊ”!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *