Bất ngờ khi Thái Lan cũng có kỳ thi THPT quốc gia giống Việt Nam

Kỳ thi THPT quốc gia ở Việt Nam được tổ chức bắt đầu từ năm 2015, ở Thái Lan đất nước xứ Chùa Tháp cũng có 1 kỳ thi THPT quốc gia như ở Việt Nam. Và kết quả của kỳ thi THPT quốc gia trên đất Thái cũng được sử dụng để xét tuyển vào Đại học – cao đẳng.

Bất ngờ khi Thái Lan cũng có kỳ thi THPT quốc gia giống Việt Nam

Thái Lan từ lâu đã có kỳ thi THPT quốc gia như ở Việt Nam 

Mỗi nước, một nền văn hóa đều có sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau nhưng nhiều nước lại có nền giáo dục và cách thi cử tương đồng nhau. Đó là điểm đồng nhất giữa Việt Nam và Thái Lan

Ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay, Việt Nam đã đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT theo hướng chỉ còn một kỳ thi THPT Quốc gia. Kết quả của kỳ thi này được các trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) lấy làm căn cứ để xét tuyển thí sinh. Cách thức đổi mới thi cử này có nhiều điểm tương đồng với Thái Lan.

Theo Phó Giáo sư (PGS) Rangsan Niamsanit, Giám đốc Văn phòng hợp tác phát triển khu vực Đông Bắc Thái Lan (trường ĐH Khon Kaen) cho biết, ở Thái Lan cũng tổ chức kỳ thi đánh giá chung trên toàn quốc (như ANET, ONET) để lấy kết quả xét tuyển vào các trường Đại học – Cao đẳng như ở Việt Nam.

Ngoài ra, các trường Đại học – Cao đẳng tại Thái Lan còn có thể tự tổ chức kỳ thi xét tuyển qua hình thức chia “quota” (dữ liệu thí sinh) dành cho các nhóm đối tượng riêng như nhóm học sinh đặc biệt, học sinh tại địa bàn hoặc một số nhóm khác như là con của nông dân, học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, là người theo đạo (ví dụ ở phía Nam là học sinh là người đạo Hồi)…

Hàng năm, theo Giáo sư này cho biết Đại học Khon Kaen dành khoảng 50% chỉ tiêu tuyển chọn thí sinh ở khu vực Đông Bắc, còn lại là dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển. Mức thấp nhất dành cho việc xét tuyển đối tượng là thí sinh dự thi THPT Quốc gia của mỗi trường phải ở mức 50%. Bên cạnh đó, một số khoa hay chuyên ngành cụ thể còn có tổ chức thêm một số môn thi riêng như chuyên ngành sư phạm, mỹ thuật, thể thao … Cũng có những trường vừa kết hợp tổ chức thi riêng vừa xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia. Đây là cái mà hiện ngay ngành GD Việt Nam đang hướng đến cho các trường và năm nay nhiều trường cũng đã mạnh dạn thí điểm.

Thái Lan đã thành lập một hội đồng ra đề thi (tạo thành ngân hàng đề) để mỗi thí sinh làm một đề thi riêng, với khoảng 80-90% là câu hỏi trắc nghiệm và 10-20% là câu hỏi tự luận. Trong mỗi đề thi có khoảng 50 câu hỏi thi trong thời gian 180 phút. Điểm này hoàn toàn giống với cách triển khai đề thi và ngân hàng đề thi của chúng ta hiện nay.

Thái Lan cũng có những tổ hợp môn khoa học xã hội và tự nhiên

Thái Lan tổ chức thi riêng Toán, tiếng Anh và tiếng Thái Lan

Trong kỳ thi THPT Quốc gia, việc phân chia đề thi được Thái Lan thực hiện theo tổ hợp các môn: Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Văn hóa, Tôn giáo), Khoa học tự nhiên (Hóa học, Vật lý, Sinh học).

Tuy nhiên, Toán, tiếng Anh và tiếng Thái Lan lại là một bài thi độc lập, không gồm thêm môn học khác. Việc ra đề thi ở Thái Lan có điểm khác biệt là chủ yếu toàn giảng viên ở các trường Đại học – Cao đẳng ra đề, chứ không bao gồm thêm giáo viên cấp THPT.

Để đảm bảo an toàn và nghiêm túc cho kỳ thi THPT Quốc gia, các trường Đại học – Cao đẳng thường cử ít nhất 2 giáo viên trông coi khoảng 40 thí sinh/phòng thi; đồng thời hội đồng thi sẽ sắp xếp thí sinh tại các điểm thi một cách ngẫu nhiên nhưng cố gắng không để thí sinh phải di chuyển quá xa.

Trong khi đó, giáo viên ở trường này phải trông thi ở trường khác chứ không được coi thi ở trường mình đang giảng dạy. Sau khi kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia là đến công tác chấm thi. Việc chấm đề thi trắc nghiệm sẽ được thực hiện thông qua máy chấm. Còn phần câu hỏi tự luận sẽ có một hội đồng gồm giảng viên các trường ĐH tham gia chấm.

Thái Lan có hơn 200 trường Đại học – Cao đẳng, trong đó khoảng 80% là trường công lập và khoảng 20% là trường tư thục. Về số lượng tuyển sinh và tỷ lệ tuyển sinh (số lượng sinh viên trường tự tuyển sinh và số lượng sinh viên lấy được lựa chọn từ kỳ thi chung) sẽ được các trường gửi đề xuất trước đó tới Bộ GD-ĐT Thái Lan.

Hệ thống trường Đại học – Cao đẳng ở Thái Lan gồm hai loại trường: công lập và tư thục. Nhóm trường Đại học – Cao đẳng lâu đời, có thương hiệu và uy tín về chất lượng đào tạo luôn thu hút được một lượng lớn thí sinh đăng ký vào học. Còn những trường xếp hạng chất lượng đào tạo ở tốp dưới hoặc những trường mới thành lập cũng gặp khó khăn trong việc tuyển sinh.

Ngoài ra, tỉ lệ sinh của nước này giảm dần qua các năm cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến việc nhiều trường không thể tuyển sinh đủ lượng người học, phải đóng cửa, giải thể.

Hiện nay, việc học tập của học sinh Thái Lan được người dân đánh giá là khá nặng nề với chương trình học quá tải, tình trạng học thêm để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển vào Đại học – Cao đẳng cũng gây áp lực rất nhiều cho học sinh. Bên cạnh đó, việc lựa chọn hình thức thi trắc nghiệm phần nào đó chưa đánh giá được hết năng lực của từng học sinh. Vì vậy, nước này đang hướng tới cải cách thi cử để giảm tải việc học tập cho học sinh./.

Theo (thptquocgia.org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *